Vấn đề đại diện
Agency Problem
Hình minh họa
Vấn đề đại diện (Agency Problem)
Định nghĩa
Vấn đề đại diện trong tiếng Anh là Agency Problem. Vấn đề đại diện còn được gọi là vấn đề người đại diện hay vấn đề giữa ông chủ và người đại diện.
Vấn đề đại diện là xung đột lợi ích vốn có trong bất kì mối quan hệ nào mà một bên được mong đợi sẽ hoạt động vì lợi ích tốt nhất của một bên khác.
Trong tài chính doanh nghiệp, vấn đề đại diện thường đề cập đến xung đột lợi ích giữa nhà quản lí công ty và các cổ đông của công ty.
Nhà quản lí, đóng vai trò là người đại diện cho các cổ đông, là những người có trách nhiệm đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa sự giàu có của cổ đông.
Hiểu về vấn đề đại diện
- Trên lí thuyết, các cổ đông - người chủ sở hữu đích thực của một công ty, phải là người điều hành các hoạt động của chính công ty đó. Tuy nhiên trên thực tế, cổ đông của các tập đoàn lớn ngày nay rất phân tán và quyền điều hành thực chất lại nằm trong tay các nhà quản lí (có thể là các giám đốc điều hành).
- Các giám đốc điều hành (đóng vai trò là người đại diện) là những người được các cổ đông uỷ quyền đứng ra điều hành công ty, đem lại lợi ích cho cả hai phía.
- Tuy nhiên, chính sự uỷ quyền trên lại gây sự tách rời quyền sở hữu và quyền quản lí một doanh nghiệp. Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lí doanh nghiệp làm nảy sinh mối lo ngại rằng, những người quản lí sẽ theo đuổi những mục tiêu rất hấp dẫn đối với họ, song chưa chắc đã có lợi cho các cổ đông, cho công ty.
- Hoặc cũng có thể mục tiêu của chủ sở hữu là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nghĩa là tối đa hóa giá trị thị trường của vốn cổ phần doanh nghiệp. Trong khi các nhà quản lí lại hướng đến các mục tiêu trong ngắn hạn: tăng doanh số, tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận… nhằm tăng mức lương, thưởng hay uy tín của mình đối với doanh nghiệp.
- Trong những tình huống như vậy, lợi ích của người uỷ quyền (công ty, cổ đông) và lợi ích của người được uỷ quyền (nhà quản lí) đã mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn này được biết đến dưới cái tên "vấn đề đại diện" (Agency Problem).
- Người uỷ quyền (các cổ đông) phải tìm cách nào đó để đảm bảo người được uỷ quyền (các nhà quản lí) hành động vì quyền lợi của người uỷ quyền.
Muốn đạt được điều này các cổ đông phải bỏ ra các chi phí uỷ quyền để giám sát hoạt động của các nhà quản lí và tạo ra những cơ chế khuyến khích các nhà quản lí theo đuổi việc tối đa hoá lợi ích cho các cổ đông chứ không phải chỉ vì mục đích tư lợi hay mục tiêu ngắn hạn trước mắt.
(Tài liệu tham khảo: Investopedia; Saga; Agencyvn )
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?