Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Return on assets – ROA

Hình minh họa. Nguồn: tradefromhome.or
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on assets)
Khái niệm
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong tiếng Anh là Return on assets, viết tắt là ROA.
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy một công ty sử dụng tài sản của mình hiệu quản đến mức nào, bằng cách thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty so với tài sản của chính nó.
Công thức tính ROA

Tuỳ theo mục đích phân tích mà lợi nhuận tính trên tử số có thể là lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận dành cho cổ đông.
Ý nghĩa của chỉ số ROA
ROA cho biết cứ một trăm đồng tài sản doanh nghiệp hiện có thì bao nhiêu đồng lợi nhuận được mang lại. Chỉ số này cho biết thông tin về khoản lãi được tạo ra từ số tài sản trong doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ số tài sản hiện có. Tuy nhiên, chỉ số ROA đối với các doanh nghiệp hoạt động không cùng ngành là rất khác nhau.
Chỉ số ROA không thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động khác ngành, do đặc thù của mỗi ngành khiến cho qui mô và cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp rất khác biệt. Do đó, khi sử dụng chỉ số ROA để phân tích doanh nghiệp thì nên so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc so sánh chỉ số ROA qua nhiều năm đối với cùng một doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và chỉ số ROE
Cả hai chỉ số ROA và ROE (tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu) đều đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số ROE chỉ tính đến lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, còn chỉ số ROA còn tính đến cả nợ của doanh nghiệp, do Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ. Do đó, nếu một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ và đòn bâỷ tài chính cao thì ROE càng cao khi so với ROA.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?