Thị trường trái phiếu nước ngoài
Foreign bond market
Thị trường trái phiếu nước ngoài
Khái niệm
Thị trường trái phiếu nước ngoài trong tiếng Anh được gọi là Foreign bond market.
Thị trường trái phiếu nước ngoài là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (chính phủ, các công ty nước ngoài) phát hành tại một nước ghi bằng đồng tiền nước đó để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nội địa.
Phân loại
Thị trường trái phiếu được chia thành hai loại:
- Thị trường chào bán công khai (public offering):
Trái phiếu được đăng kí và giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán – phải thoả mãn các điều kiện nhất định (chất lượng hay tín nhiệm, bảo lãnh,...).
Ví dụ các doanh nghiệp Việt Nam khi cháo bán công khai ở nước ngoài thông thường trái phiếu được niêm yết với các yêu cầu khắt khe hơn như thời gian có lãi, báo cáo kiểm toán phải do các công ty kiểm toán Big Four (PWC, KPMG, Authur Andersen hay Deloitte).
Là kênh rất quan trọng để cung cấp vốn trung – dài hạn cho các chủ thể không cư trú có nhu cầu sử dụng vốn và chào bán công khai thực hiện qua roadshow.
- Thị trường chào bán không công khai (private offering):
Nhà phát hành trái phiếu không cần phải đăng kí với sở giao dịch và có thể được bán trực tiếp cho nhà đầu tư. Tương tự như chào bán không công khai trong nước, tuy nhiên trái phiếu được chào bán ở thị trường nước ngoài.
Qui mô nhỏ và số lượng các nhà đầu tư tham gia cũng ít hơn.
Thuật ngữ liên quan
- Thị trường trái phiếu quốc tế là nơi thực hiện các giao dịch mua bán trái phiếu vượt qua các biên giới quốc gia. Những chủ thể thực hiện việc phát hành và bán trái phiếu là các công ty, chính phủ và các tổ chức khác.
Những người mua chủ yếu là các ngân hàng có qui mô lớn và vừa, các quĩ hưu trí và quĩ tương hỗ. Chính phủ cũng tham gia mua trái phiếu quốc tế khi có nguồn dự trữ tài chính dư thừa.
- Thị trường trái phiếu là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các trái phiếu.
(Tài liệu tham khảo: Bài giảng Cán cân thanh toán quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình Thị trường Chứng khoán, 2018, NXB Tài chính)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?