Chặng đường ¼ thế kỷ của Tập đoàn DOJI

Thành lập từ ngày 28/07/1994, Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI có tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD. Trụ sở chính là Tòa nhà DOJI Tower, tại số 5 Lê Duẩn, quận Ba Đình, Hà Nội.

Ở thời điểm việc tự khai thác, chế tác và xuất khẩu đá quý là một lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm với Việt Nam, chính công ty TTD đã đưa ra những bước đi tiên phong đầu tiên.

Trong khi nhiều đơn vị khác chỉ tập trung kinh doanh vàng miếng, tương ứng với thị hiếu lâu đời của Việt Nam thời kỳ bấy giờ, công ty đã nhận ra tiềm năng còn đang bỏ ngỏ trong lĩnh vực khai thác và cung cấp đá quý chuyên nghiệp. Mà nước ta lại có trữ lượng đá quý thuộc hàng top trên thế giới, có cơ hội phát triển vô cùng to lớn.

Tòa nhà DOJI Tower, tại số 5 Lê Duẩn, quận Ba Đình, Hà Nội
Tòa nhà DOJI Tower, tại số 5 Lê Duẩn, quận Ba Đình, Hà Nội

Nhìn nhận những khía cạnh này, công ty đã nhanh chóng thúc đẩy đầu tư vào hàng loạt máy móc công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, kết hợp khai thác tại hàng loạt mỏ đá Ruby, Ruby Sao, Saphia, Spinel tại Yên Bái và Nghệ An. Hàng loạt những viên đá quý “khủng” trở thành nguồn lợi nhuận lớn, giúp dây chuyền sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty từng bước vững mạnh hơn.

Vượt qua khó khăn bước đầu, lò dò trên con đường xuất khẩu, TTD dần tìm được vị thế cho mình khi trở thành công ty đầu tiên đưa đá Ruby Sao của Việt Nam vượt ra biển lớn. Thương hiệu Star Ruby VSR nhanh chóng khẳng định chất lượng và TTD được mệnh danh là ông hoàng Ruby sao của thế giới. Đá quý Việt Nam đã trở thành một tâm điểm đáng chú ý trên tấm bản đồ quốc tế.

Bên cạnh đó, công ty cũng liên tục nâng cao giá trị khi mở rộng sang lĩnh vực chế tác và bán lẻ trang sức, củng cố cho vị thế được ví là “ông hoàng đá quý” của Việt Nam.

Đến năm 2007, công ty TTD đổi tên thành Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý & Đầu tư Thương mại DOJI. Sau đó, năm 2009, DOJI tiến hành tái cấu trúc để kiện toàn bộ máy, chính thức trở thành Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI như ngày nay.

Các trung tâm vàng bạc đá quý DOJI không ngừng mở rộng
Các trung tâm vàng bạc đá quý DOJI không ngừng mở rộng

Sau đó, DOJI bắt đầu những bước tiến đa ngành khi đầu tư sang cả những lĩnh vực như Bất động sản, các khu dự án tiềm năng, đầu tư trong lĩnh vực du lịch, thậm chí là lĩnh vực Tài chính Ngân hàng và tái cơ cấu thành công Ngân hàng TMCP TPBank.

Tính đến nay, Tập đoàn đã đi qua hơn ¼ thế kỷ, không ngừng mở rộng và phát triển để tối ưu hóa giá trị bản thân. Từ một công ty đơn lẻ ban đầu, tập đoàn hiện đã có 12 công ty thành viên hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Con, 5 công ty liên kết góp vốn, 61 chi nhánh, gần 200 trung tâm và 400 đại lý với tổng số 3000 cán bộ nhân viên đang làm việc trên khắp cả nước.

Trong 10 năm của thời kỳ 2009-2019 là giai đoạn bứt phá hết sức ngoạn mục, DOJI đã tăng trưởng vượt bậc. DOJI có vốn chủ sở hữu 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 15.000 tỷ đồng. Suốt một thập kỷ, tập đoàn luôn nằm trong Top 5 doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam, với mức doanh thu tăng gấp 8 lần. DOJI cũng là thành viên Việt Nam duy nhất của Hiệp hội Đá quý Quốc tế (ICA).

Chỉ tính riêng lĩnh vực kinh doanh vàng, nếu như doanh số của năm 2009 mới đạt 11.000 tỷ thì đến năm 2019 dự kiến đã đạt hơn 90.000 tỷ, gấp khoảng 8 lần và đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sau khi được DOJI tham gia tái cơ cấu, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) do ông Đỗ Minh Phú làm Chủ tịch HĐQT cũng đạt mốc lợi nhuận trước thuế gần 3.900 tỷ đồng, tăng 1.610 tỷ đồng, tương đương 71,3% so với năm 2018 và vượt hơn 21% so với kế hoạch đề ra. Đây cũng là con số lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của nhà băng này.

Hiện nay, tập đoàn DOJI được lãnh đạo bởi ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Hội đồng Sáng lập, ông Đỗ Minh Đức - Phó Chủ tịch - Tổng Giám đốc, bà Đỗ Vũ Phương Anh - Phó Chủ tịch - Phó Tổng Giám đốc cùng với 3 Phó Tổng Giám đốc khác là ông Dương Anh Tuấn, bà Lê Thị Hiền và bà Nguyễn Thanh Hương.

Sản phẩm Ruby Sao vang danh thế giới
Sản phẩm Ruby Sao vang danh thế giới

Từ người dũa ngọc trở thành tập đoàn đa ngành

Từ năm 2009, sau khi chuyển mình phát triển theo hình mẫu Tập đoàn với nhiều công ty con, mở rộng kinh doanh đa lĩnh vực, tổng cộng DOJI đã tham gia hoạt động trên 9 lĩnh vực kinh doanh.

Khai thác Đá quý: Lĩnh vực thế mạnh và cốt lõi của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI

DOJI là đơn vị sở hữu nhiều thành tựu “khủng” khi khai thác như Báu vật triệu đô - Viên Ruby Sao Hoàng Đế đã được công bố rộng trong nước và trên thế giới; Hồng Ngọc Thiên Châu - khối đá chứa các tinh thể Ruby màu đỏ quý hiếm dày đặc bao trùm bề mặt đá; Bảo Hồng Ngọc - Viên Ruby Sao thô quý hiếm nhất trọng lượng 18,88 kg; Đại Lam Ngọc - Khối Saphia lớn nhất Việt Nam nặng 15 tấn…

Chế tác Đá quý: Trở thành ông hoàng Ruby Sao tại thị trường quốc tế

Nhiều loại đá quý được DOJI chế tác bao gồm: đá Ruby, Ruby Sao, Saphia hồng, Saphia xanh và đá bán quý các loại. Nhờ áp dụng công nghệ cao, cộng thêm đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có tay nghề cao, các sản phẩm đá quý có thể cắt mài ở kích thước nhỏ chỉ từ 1-3mm, có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Ấn Độ, Hồng Kông, Thái Lan…

Sản xuất Vàng, Trang sức: Đầu tư mạnh với hơn 300 tỷ đồng, diện tích trên 10.000 m2 và có hơn 5.000 m2 Nhà xưởng

DOJI có tới 4 phân chưởng để toàn vẹn dây chuyền sản xuất bao gồm Phân xưởng sản xuất Trang sức cao cấp gắn Kim cương và Đá quý, Phân xưởng sản xuất Trang sức vàng ta 24K, Phân xưởng sản xuất Quà tặng Mỹ nghệ vàng, Phân xưởng sản xuất sản phẩm ép vỉ.

Kinh doanh Vàng, Trang sức: Đơn vị dẫn đầu trong kinh doanh và mua bán vàng miếng, vàng nguyên liệu

Không chỉ thành công tiếp quản Công ty Thế giới Kim Cương – Top 3 doanh nghiệp Bán lẻ Trang sức lớn nhất Việt Nam, tập đoàn cũng sở hữu những thương hiệu mạnh trên thị trường kinh doanh như Diamond House và dòng nhẫn cưới Wedding Land, Lộc Phát Tài với nhóm trang sức hàm lượng vàng 99.9 và 999.9, Nhẫn ép vỉ với thương hiệu Hưng Thịnh Vượng, Âu vàng ép vỉ với thương hiệu Âu Vàng Phúc Long, Bộ Linh vật 12 con giáp của nhóm Kim Thần Tài, dòng sản phẩm mỹ nghệ quà tặng vàng Kim Bảo Phúc.

Tập đoàn phát triển cả trong ngành kinh doanh trang sức
Tập đoàn phát triển cả trong ngành kinh doanh trang sức

Xuất nhập khẩu và Mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ: Đạt kim ngạch xuất khẩu vàng và đá quý đến trên 500 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 2006 - 2010.

Và chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu xuất khẩu vàng trang sức, vàng mỹ nghệ đã được trên 400 triệu đô la Mỹ.

Bất động sản: Tập đoàn tham gia đầu tư nhiều dự án lớn và sở hữu các khu đất vàng trên khắp cả nước, điển hình là những cái tên nổi bật như sau.

Tòa nhà DOJI Tower, Trung tâm Vàng bạc Đá quý và Trang sức lớn nhất cả nước tại số 5 Lê Duẩn, Quận Ba Đình, Hà Nội, cao 16 tầng và 3 tầng hầm; tổng diện tích sử dụng 18.883 m2;

Tòa nhà văn phòng Ruby Tower tại số 81-83-85 Hàm Nghi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, cao 20 tầng, tổng diện tích sử dụng 13.500 m2.

Tòa nhà Vàng bạc Đá quý, Trang sức và Văn phòng tại 214 Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, cao 10 tầng; tổng diện tích sử dụng 4.454 m2;

Tòa nhà văn phòng Ruby Plaza tại số 44 Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cao 17 tầng; tổng diện tích sử dụng 12.000 m2;

Dự án tổ hợp căn hộ cao cấp và condotel tại Trung tâm Thành phố Hạ Long mang tên The Sapphire Residence và Best Western Premium Sapphire Ha Long với tổng diện tích 4,7 ha và tổng mức đầu tư lên tới 8.000 tỷ đồng;

Tài chính – Ngân hàng: Là cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) mà ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Hội đồng sáng lập làm đại diện và cùng với các cổ đông tiềm năng liên quan khác của DOJI nắm giữ 20% tổng số cổ phần của TPBank.

Trong năm 2020, vốn hóa của Ngân hàng đã đạt trên 1 tỷ đô la Mỹ và tổng thu nhập tăng 22,4% so với năm 2019, được ghi nhận ở mức 10.369 tỷ đồng và đạt lợi nhuận là 4.389 tỷ đồng.

Kiểm định – Đào tạo: Mở Phân viện Ngọc học và Trang sức DOJI (DOJILAB) tại TP HCM, là một trong 3 phòng giám định hàm lượng vàng đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy phép.

Dịch vụ Nhà hàng: Đầu tư vào nhà hàng Trung Hoa cao cấp Jade Moon ngay tại trụ sở chính tại tầng 16, Tòa nhà DOJI Tower số 5 Lê Duẩn.

Tập đoàn đạt nhiều thành tựu danh giá cả trong nước và quốc tế
Tập đoàn đạt nhiều thành tựu danh giá cả trong nước và quốc tế

Thành tựu, danh hiệu đạt được trên chặng đường 27 năm

Sau đây là một số thành tựu, danh hiệu và giải thưởng tiêu biểu nhất được tóm tắt lại từ suốt chặng đường 27 năm kinh doanh và phát triển của Tập đoàn DOJI:

Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba của Chủ tịch nước từ năm 2006 tới năm 2018.

Cờ thi đua Chính phủ năm 2012 và năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm” của Chủ tịch UBND TP Hà Nội vào các năm 2011, 2012, 2013, 2015, 2016.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ “Đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2007 - 2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc” và “Đã có nhiều đóng góp trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn TP Hà Nội” năm 2020.

Giải Vàng “Chất lượng Quốc gia 2016” của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam năm 2017.

Giải thưởng Thương hiệu Quốc Gia Việt Nam do Bộ Công thương bình chọn trong 10 năm liên tiếp (từ năm 2012 đến năm 2022).

Xếp hạng Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (Theo VNR 500): Top 5/500 trong 10 11 năm liên tiếp (từ năm 2010 đến năm 2020), trong đó 3 năm liên tiếp 2012, 2013, 2014 xếp vị trí thứ 1.

Xếp hạng 3 trong Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2020 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam - Vietnam Report bình chọn.

Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020 do Bộ Công thương trao tặng.

Giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc trong ngành bán lẻ của Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) năm 2020.

Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á Thái Bình Dương tại JNA Awards do Tạp chí Jewellery News Asia bình chọn năm 2020.

Lời kết

Có thể thấy, sự cộng hưởng của một chiến lược kinh doanh bài bản cùng nguồn nhân lực hùng mạnh, được dẫn dắt bởi những lãnh đạo tài năng đã giúp cho DOJI đạt được sự tăng trưởng bền vững, hùng cường.