Tập đoàn Apec là gì?

Được biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn Apec Group (Tập đoàn Apec) được thành lập từ cuối tháng 11/2017, tiền thân là CTCP Đầu tư BG Group (BG Group). Khi mới thành lập, Apec Group có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, với cơ cấu cổ đông gồm 3 cá nhân có địa chỉ thường trú tại Hà Nội, trong đó ông Nguyễn Hoàng Linh làm Chủ tịch HĐQT (65% vốn điều lệ), ông Phạm Duy Hưng (34,99% vốn điều lệ) và ông Lục Thanh Tùng (0,01% vốn điều lệ).

Tập đoàn APEC là gì và vì sao
Tập đoàn Apec tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Apec Group (Tập đoàn Apec) được thành lập từ cuối tháng 11/2017, tiền thân là CTCP Đầu tư BG Group (BG Group).

Sau 1 năm đi vào hoạt động, BG Group nâng vốn lên 1.000 tỷ đồng, với cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

Tháng 6/2020, ông Nguyễn Hoàng Linh (sinh 1979) đã nhường lại vị trí Chủ tịch HĐQT cho ông Hán Kông Khanh (1975), sau đó BG Group được đổi tên thành APEC Group.

Đáng chú ý, ông Hán Công Khanh còn đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (API), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ), thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Hồng Hà Việt Nam (PHH), thành viên Ban kiểm toán nội bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (TVC).

Sự ra đời của Apec Group nhằm thành lập một khối các doanh nghiệp thông qua sở hữu cổ phần. Hiện Apec Group sở hữu một số thành viên có thể kể đến như: CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (Mã CK: API), CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APS), CTCP Đầu tư Apec Group Việt Nam, CTCP Đầu tư Anpha, Công ty thiết kế A Studio, CTCP Apec Land Huế, Công ty nội thất Kasa Grand…

Bên cạnh đó, Apec Group còn là cổ đông lớn tại một số công ty khác như CTCP Đầu tư Apec Holding, CTCP Đầu tư Apec Thái Nguyên, CTCP Đầu tư Bất động sản Everest Việt Nam với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 27,27%, 23,75% và 30% vốn điều lệ.

Lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn Apec

Được biết, Apec Group hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực gồm: đầu tư tài chính, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khai thác và vận hành dịch vụ khách sạn… tuy nhiên lĩnh vực chính vẫn là bất động sản.

Tập đoàn APEC là gì và vì sao

Cụ thể, Apec Group là chủ sở hữu hàng loạt dự án lớn như: Apec Golden Valley Mường Lò tại Yên Bái (quy mô 16 ha; tổng mức đầu tư dự kiến 1.500 tỉ đồng); Khu đô thị Apec Royal Park Huế (34,7 ha; 10.000 tỉ đồng); Apec Aqua Park Bắc Giang (8.927 m2; 1.600 tỉ đồng); Apec Mandala Wyndham Mũi Né (4,5 ha; 2.000 tỉ đồng); Apec Diamond Park Lạng Sơn (55.432 m2; 1.500 tỉ đồng); Khu công nghiệp Apec Đa hội tại Từ Sơn, Bắc Ninh (34,5 ha; 1.200 tỉ đồng); Khu công nghiệp Điềm Thuỵ, Thái Nguyên (170 ha; 2.000 tỉ đồng).

Trước khi gây chú ý với bản kế hoạch táo bạo trình Thủ tướng, Apec cũng đã gây nhiều nghi ngại trong giới đầu tư khi những năm gần đây không phát sinh doanh thu nhưng vẫn có lãi. Cụ thể năm 2019, lợi nhuận sau thuế cao gấp 12 lần 2018, đạt mức 63,8 tỷ đồng. Nguyên nhân là từ cơ cấu của doanh nghiệp: cuối năm 2019, Apec có tài sản khoản 1.113,7 tỷ, trong đó các khoản thu ngắn hạn chiếm tới 83,6%.

Các hoạt động đầu tư đáng chú ý của doanh nghiệp này đều liên quan đến những công ty có Chủ tịch HĐQT là ông Hán Kông Khanh. Cụ thể APEC chiếm 5,09% vốn điều lệ IDJ Investment (chủ tịch HĐQT là ông Khanh). Ngoài ra, ông Khanh còn là Chủ tịch HĐQT API (tên đầy đủ là CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương) mà trước đó là cổ đông nắm giữ tới 20,01% vốn điều lệ của IDJ, song đã bắt đầu thoái vốn từ 2018, vì sự xuất hiện của Apec Holding - một công ty khác cùng họ với APEC Group. Apec Holding cũng không có doanh thu những năm gần đây, thậm chí các năm 2017, 2018, 2019 báo lỗ lần lượt 80, 90, 40 triệu đồng.

Tháng 9/2020, APEC tiến hành chào bán trái phiếu riêng lẻ trị giá 3.000 tỷ đồng được đặt tên “Happy18 Bond”. Đúng như tên gọi, lô trái phiếu đem lại cho nhà đầu tư cực kỳ nhiều lợi nhuận. Nếu lựa chọn trả lãi 6 tháng/lần, mức lãi sẽ là 15%/năm. Nhà đầu tư sẽ nhận được mức lãi suất lên tới 18%/năm.

Và dù trái phiếu “Happy18 Bond” của Apec Group có mức lãi suất rất hấp dẫn, song theo thông tin được công bố, tập đoàn này chỉ thu về vỏn vẹn 8,1 tỉ đồng trong đợt phát hành vào ngày 15/12/2020.

Quá trình hình thành và phát triển của Apec Group

Tập đoàn APEC là gì và vì sao

Trong những năm qua, các dự án mang thương hiệu Apec đã gặp phải không ít rắc rối. Nhiều lần công ty này đã bị xử phạt vì vi phạm các quy định của pháp luật.

Tại TP Lạng Sơn, Apec xây dựng dự án Dự án Khu đô thị thương mại, căn hộ và shophouse (Apec Dianmond Park) tại thôn Mai Duốc, xã Mai Pha. Dự án được trao quyết định đầu tư từ 30/9/2019. Trước đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng khu đất nhà máy xi măng (cũ) có diện tích 55.432m2 thôn Phai Duốc, xã Mai Pha với số tiền 350,190 tỷ đồng.

Đầu tháng 9/2019, Sở Xây dựng Lạng Sơn phát hiện IDJ đang thi công các khu nhà liền kề lên đến tầng 4 cùng nhiều hạng mục khác khi chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Tuy nhiên, IDJ không chấp hành mà tiếp tục đưa công nhân vào xây dựng. Ngày 4/11/12019, Chủ tịch UBND TP Lạng Sơn ký ban hành quyết định xử phạt 50 triệu đồng với IDJ do đã thực hiện hành vi tổ chức thi công xây dựng dự án Apec Diamond Park Lạng Sơn khi chưa có giấy phép xây dựng với nhiều công trình, hạng mục công trình nhà liền kề.

 Apec Diamond Park Lạng Sơn
Apec Diamond Park Lạng Sơn.

Ngày 3/12/2019, UBND xã Mai Pha tiếp tục kiểm tra dự án, phát hiện công trình vẫn đang triển khai trong khi chưa có giấy phép xây dựng.

Tai Bắc Ninh, ngày 08/8/2018, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương - Bắc Ninh vì đã có hành vi “đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC” tại dự án Royal Park Bắc Ninh với mức phạt là 80 triệu đồng.

Đến cuối tháng 11/2018, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã ra văn bản xử phạt chủ đầu tư dự án này với số tiền 340 triệu đồng vì vi phạm khi công khai không đúng các nội dung về dự án bất động sản theo quy định. Cùng với đó, chủ đầu tư bàn giao căn hộ cho khách hàng khi chưa hoàn thành việc nghiệm thu đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng, vi phạm quy định tại các Điểm b Khoản 1 và Điểm d Khoản 4 Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Tại Bình Thuận, vào tháng 4/2020, dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né của Apec bị Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận “tuýt còi” vì vi phạm Luật Phòng, chống rửa tiền, chủ đầu tư cùng các đơn vị liên kết kinh doanh đã huy động vốn trái phép.

Theo Kết luận của Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, chủ đầu tư dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né báo cáo chưa thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng. Tuy nhiên, quá trình thanh tra cho thấy, chủ đầu tư và đơn vị phân phối thực hiện việc giao dịch, mua bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua các hình thức ký kết hợp đồng vay, văn bản thỏa thuận, bản đăng ký nguyện vọng chưa thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản và chưa ký hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản với tổ chức, cá nhân nào.

Tại Thái Nguyên, vào tháng 7/2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận số 1113/TB-TTCP chỉ ra nhiều vi phạm còn tồn tại của dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy do Công ty Cổ phần Đầu tư APEC Thái Nguyên (thành viên Tập đoàn APEC) làm chủ đầu tư.

Cụ thể, đối với dự án xây dựng Khu công nghiệp Điềm Thụy – khu A (phần diện tích 180 ha), Thanh tra Chính phủ xác định việc UBND tỉnh Thái Nguyên có chủ trương cho phép Ban QLCKCN Thái Nguyên thu tiền thuê đất do nhà đầu tư thứ cấp ứng trước không đưa vào ngân sách Nhà nước mà trực tiếp sử dụng thực hiện đầu tư xây dựng là không đúng quy định của pháp luật.

Đối với dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy - khu B (phần diện tích 170 ha), kết luận thanh tra nêu rõ việc phê duyệt giá đất thô chưa có cơ sở hạ tầng để cho thuê của UBND tỉnh Thái Nguyên là chưa đúng quy định pháp luật, làm giảm tổng giá trị phát triển khu đất. Đồng thời, tổng giá trị tiền thuê đất do tính thiếu là 4,68 tỷ đồng. Về việc này, Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên phải chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, tiến độ dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy – khu B chậm 75 tháng so với Giấy chứng nhận đầu tư, vi phạm nghiêm trọng về pháp luật đất đai. Do đó, thuộc trường hợp phải thu hồi đất của dự án theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.

Được biết, Khu công nghiệp Điềm Thụy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1854/Tg-KTN ngày 8/10/2009. Tổng diện tích theo quy hoạch được phê duyệt là 350 ha, chia làm 2 khu là Khu công nghiệp Điềm Thụy A và Khu công nghiệp Điềm Thụy B.

Theo quảng cáo, khu công nghiệp Apec Điềm Thụy (khu B) có diện tích 170ha trong đó, có 101.7 ha đất dành cho xây dựng nhà máy. Trong đó, Điềm Thụy Center Point nằm trên khu đất có diện tích 28.915 m2, với 231 lô shophouse, mật độ xây dựng 40%.

Dự án đã được UBND tỉnh Thái Nguyên đồng ý gia hạn tiếp vào năm 2018. Mặc dù chủ đầu tư nhiều lần cam kết triển khai, nhưng sau hơn 10 năm được cấp phép, chủ đầu tư mới giải phóng mặt bằng được khoảng 1/4 tổng diện tích, gây lãng phí tài nguyên đất. Tỷ lệ lấp đầy của dự án chỉ khoảng 8%. Việc chậm tiến độ này không chỉ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của tỉnh mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân bị thu hồi đất khi thực hiện dự án.

Các dự án của tập đoàn Apec

Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Apec có hàng chục dự án quy mô nghìn tỷ trải dài trên khắp cả nước cụ thể như sau:

Đã triển khai

Apec Mandala Hotel & Sapa Bắc Ninh. Địa chỉ: Kinh Dương Vương , Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.

Khu dân cư Apec Túc Duyên, tổng diện tích 6,3ha. Địa chỉ: phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên.

Trung tâm thương mại Apec ngã 3 Bắc Nam, tổng diện tích 52.711 m2. Địa chỉ: Ngã Ba Bắc Nam, tổ 22, phường Gia Sàng, Tp. Thái Nguyên

Đang triển khai

Tổ hợp thương mại dịch vụ, căn hộ và khách sạn 5 sao Apec Diamond Park Lạng Sơn, tổng diện tích 55.432 m2. Địa chỉ: thôn Phai Duốc, xã Mai Pha, Tp Lạng Sơn

Trung tâm thương mại và khách sạn Apec Mandala Wyndham Huế, tổng diện tích 7.899 m2. Địa chỉ khu đô thị mới An Vân Dương, Thủy Thanh, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Apec Mandala Wyndham Mũi Né, tổng diện tích 4,5ha. Địa chỉ đường DT716, Xã Hòa Thắng, TP Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

Tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ khách sạn Apec Mandala Wyndham Phú Yên, tổng diện tích 10.872m2. Địa chỉ: đại lộ Hùng Vương – Tuy Hòa – Phú Yên.

Cụm Công nghiệp dịch vụ làng nghề Apec Đa Hội, tổng diện tích 34,5 ha. Địa chỉ: làng nghề Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Tổ hợp căn hộ khách sạn và trung tâm thương mại Apec Mandala Grand Phú Yên, tổng diện tích 4.514,5 m2. Địa chỉ: TP Tuy Hòa.

Tổ hợp chung cư và khách hạn Apec Aqua Park Bắc Giang, tổng diện tích 4.546m2. Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang.

Điềm Thụy Center Point, tổng diện tích 28.915 m2. Địa chỉ: Khu công nghiệp Apec Điềm Thụy.

Khu đô thị Apec Royal Park Huế, tổng diện tích 34,7 ha. Địa chỉ: khu B, Đô Thị Mới An Vân Dương, TP Huế.

Chung cư Apec Golden Palace Lạng Sơn, tổng diện tích 5.700m2. Địa chỉ: 85 Lê Đại Hành, TP Lạng Sơn.

Khu đô thị Apec Golden Valley Mường Lò, tổng diện tích 16ha. Địa chỉ: Phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Tổ hợp nghỉ dưỡng Apec Mandala Retreats Kim Bôi, tổng diện tích 56,859 m2. Địa chỉ: xã Hạ Bì, Kim Bôi, Hòa Bình.

Trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng Apec Mamdala Wyndham Hải Dương, tổng diện tích 1.540 m2. Địa chỉ: Ngã tư Lê Thanh Nghị, Yết Kiêu, TP Hải Dương, Hải Dương.

Trái phiếu của tập đoàn Apec Group

Apec Group hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản và có mối liên hệ mật thiết với nhiều doanh nghiệp đang niêm yết như Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX:JDJ); Công ty CP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS), Công ty CP Đầu tư Châu Á–TBD (API). Trong đó, Chủ tịch HĐQT Apec Group là ông Nguyễn Đỗ Lăng; cũng là thành viên HĐQT của JDJ; Tổng giám đốc APS, Thành viên HĐQT API…

Đáng chú ý, tại các công ty có liên quan này, Chủ tịch HĐQT Apec Holding - ông Nguyễn Hoàng Linh là em trai của ông Lăng; còn Tổng giám đốc Apec Holding là bố của ông Lăng... Mới đây, APS vừa bị phạt hơn 300 triệu đồng do kê khai sai, hạch toán thiếu thuế TNDN, thuế TNCN. Cùng với đó, APS cũng bị UBCK phạt cùng VSet Group và Apec Group do bán trái phiếu chui. API chính là đơn vị phát hành trái phiếu cho Apec Group trong phần lớn quá trình huy động.

Điều lạ là cả Apec Group và IDJ đều có sự mập mờ trong công bố thông tin, tài sản, gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư, đặc biệt khi huy động vốn qua kênh trái phiếu.

Chẳng hạn như đánh giá về IDJ, báo cáo của APS định giá mỗi cổ phiếu IDJ ở mức 136.000 VND với tăng trưởng kỳ vọng trong vòng 01 năm là 102,38%. Luận điểm đầu tư IDJ dựa trên diễn biến thị trường và IDJ đang triển khai một loạt các dự án bất động sản, như Apec Mandala Wyndham Mũi Né; Apec Mandala Wyndham Hải Dương; Apec Diamond Park Lạng Sơn; KCN Điềm Thụy – Thái Nguyên; Apec Mandala Sky Villas Kim Bôi…

Và không ít dự án kể trên của IDJ cũng được liệt kê trong bảng các dự án, lĩnh vực đầu tư của Apec Group. Theo đó, tuy trái phiếu của Apec Group là loại không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, lãi suất thường từ 13%/năm, nhưng theo Apec Group, sản phẩm đã giúp tập đoàn huy động thành công 6.263 tỷ đồng từ 15.163 nhà đầu tư.

Tập đoàn Apec muốn xây 10 triệu nhà ở xã hội cho 40 triệu người dân Việt Nam

Tại buổi tọa đàm “Đại cách mạng nhà ở xã hội” ngày 19/11 vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Apec đã ra mắt Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam với tham vọng sẽ xây dựng 10 triệu căn nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030.

Theo ông Nguyễn Quang Huy - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Apec Group - Tổng Giám đốc CTCP IDJ Việt Nam, cho biết Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam có vốn điều lệ ban đầu là 10.000 tỉ đồng. Nguồn vốn sẽ huy động từ các quỹ đầu tư cũng như các cổ đông trong hệ sinh thái APEC.

Ông Huy cho biết hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển đổi 200ha đất ở Hải Phòng, có 50ha đất ở Thái Nguyên và một phần quỹ đất ở Cần Thơ. Tại Hà Nội và TP HCM để làm nhà ở xã hội. Doanh nghiệp cũng đã gửi văn bản đề xuất xin quỹ đất sạch để làm nhà ở xã hội. Nếu đất chưa sạch thì sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng và thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định.

Trước đó, vào ngày 12/11/2021 Công ty Cổ phần Tập đoàn APEC đã có văn bản số 136/2021/CV-APG gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện 6 – 10 triệu căn hộ cho các đối tượng an sinh xã hội giai đoạn 2021-2030.

Tại văn bản này, Tập đoàn APEC, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ: đến năm 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị.

Tuy nhiên, số liệu từ Bộ Xây dựng cho biết theo thống kê của các địa phương, sau gần 10 năm thực hiện, tính đến nay, cả nước mới hoàn thành 254 dự án, tương đương khoảng 108.800 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích hơn 5,4 triệu m2. Việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt 43% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.

Hiện nay, các dự án nhà ở xã hội chưa có quy hoạch mang tính tổng thể, đồng bộ mà chỉ nằm trong quỹ đất 20% của các khu đô thị; cư dân mua nhà ở xã hội khó tiếp cận các dịch vụ tiện ích của khu đô thị, hơn nữa các chủ đầu tư thường chọn phương án nộp ngân sách để không phải làm nhà ở xã hội trong dự án do đó dẫn tới kết quả là đã thiếu quỹ đất cho nhà ở xã hội lại còn thiếu hơn.

Tập đoàn APEC cho rằng cần lập quy hoạch các đại đô thị nhà ở xã hội có quy mô lớn. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, mỗi địa phương cần tạo quỹ đất 3.000 - 5.000 ha để làm nhà ở xã hội diện tích từ 50 - 300ha/khu đô thị. Các tỉnh thành khác cần tạo quỹ đất khoảng 10.000 ha đến 20.000 ha.

Liên quan đến hành lang pháp lý, Tập đoàn APEC kiến nghị Chính phủ ban hành các nghị định, thông tư, chỉ thị phù hợp với các luật hiện hành mà không cần đợi thông qua luật mới. Các chính sách cần rõ ràng, thông thoáng, để giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận, dễ dàng triển khai dự án.

Chính phủ và chính quyền địa phương nghiên cứu chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng bằng nguồn tài chính ứng trước của nhà đầu tư. Và nhà đầu tư sẽ nhận hoàn lại tiền bằng hình thức đối trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế Thu nhập cá nhân. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định để tách nhà ở xã hội ra khỏi room bất động sản.…

Tập đoàn APEC đánh giá, giá nhà tại Việt Nam nếu so sánh trên cơ sở thu nhập đầu người, cao hơn so với nhiều nước. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng giá căn nhà thấp nhất cũng từ 1 – 1.2 tỷ đồng. Với mức giá này thì một gia đình trẻ phải tiết kiệm trong thời gian từ 20 năm - 25 năm. Nếu so sánh số năm tiết kiệm để một hộ có thể mua nhà thì Việt Nam cao hơn so với nhiều nước khác như tại Châu Phi chỉ cần 7 – 9 năm…

Trước thực trạng đó, Tập đoàn APEC mong muốn sẽ tạo ra một động lực lớn thu hút các nhà đầu tư tham gia chung tay cùng chính phủ giải quyết các vấn đề của xã hội. Bởi vậy, doanh nghiệp này đã đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ một số nội dung.

Cụ thể, Tập đoàn APEC muốn thành lập Tổng công ty với tổng vốn điều lệ ban đầu khoảng 10.000 - 20.000 tỷ đồng, phần còn lại sẽ huy động từ các tổ chức như ngân hàng, định chế tài chính trong và ngoài nước, từ các đối tác, nguồn lực của xã hội với quy mô từ 50.000 - 100.000 tỷ và sẽ tăng lên phù hợp với mỗi thời kỳ đầu tư.

Mục tiêu của Tập đoàn APEC sẽ đầu tư và phát triển từ 6 - 10 triệu "căn hộ nhà ở xã hội 5 sao" trong giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, từ 2021 - 2025 hoàn thành 2 - 4 triệu căn hộ, từ 2026 - 2030 hoàn thành 4 - 6 triệu căn hộ.

Tập đoàn APEC muốn là đơn vị tiên phong đầu tư các khu nhà ở xã hội thành những khu đô thị nhà ở xã hội 5 sao hoặc tốt hơn nữa là có thể đầu tư lên thành các Khu đô thị nhà ở an sinh xã hội 5 sao với quy mô lớn, đáp ứng 5 tiêu chí gồm: Chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp, sinh thái, thông minh, tiện ích đầy đủ.

Về giá bán, Tập đoàn APEC sẽ tập trung vào các sản phẩm căn hộ có diện tích căn hộ từ 25 - 70 m2/căn, giá tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khoảng 13 - 16 triệu đồng/m2, các thành phố còn lại khoảng 9 - 14 triệu đồng/m2. Với chính sách ưu đãi thanh toán linh hoạt, người dân chỉ cần 30% giá trị căn hộ để sở hữu căn hộ, 70% giá trị còn lại được hỗ trợ vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức tài chính với thời hạn 10 - 20 năm.

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Tập đoàn APEC cho biết hiện đang làm việc với cơ quan chức năng tại Cần Thơ, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, do đó doanh nghiệp này mong muốn Thủ tướng Chính phủ có ý kiến với các địa phương trên để các dự án sớm được triển khai.

Đề xuất của tập đoàn Apec liệu có khả thi?

Đánh giá về các dự án nhà ở xã hội, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, trong 10 năm qua, chúng ta đặt tham vọng xây dựng 22,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội nhưng thực tế chỉ xây được 17,6 triệu m2, tức là 78%. Tuy nhiên, số lượng căn nhà xã hội đưa vào sử dụng còn lãng phí, nhiều dự án bỏ hoang, xuống cấp nhanh.

Đơn cử như dự án nhà ở xã hội khác Bamboo Garden (Quốc Oai, Hà Nội). Đây là dự án được chủ đầu tư CEO Group chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội từ năm 2014 để kịp hưởng những ưu đãi gói 30.000 tỷ đồng.

Dự án có tổng số 432 căn hộ, trong đó có 346 căn hộ nhà ở xã hội để bán, 86 căn hộ nhà ở xã hội để cho thuê. Giá bán tạm tính căn hộ nhà ở xã hội chưa tới 10 triệu đồng đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì). Nhưng giá rẻ như vậy mà dự án này đã trầy trật khi mở bán hàng chục lần vẫn chưa hết bởi ở quá xa trung tâm, đơn cử như từ quận Cầu Giấy đến được Bamboo Garden cũng mất cả tiếng đồng hồ nên khiến người mua e ngại.

Ngoài Bamboo Garden có thể kể tới dự án tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (huyện Hoài Đức, Hà Nội) hay tại một số dự án nhà ở xã hội khác tại các quận Hà Đông, Bắc Từ Liêm, huyện Thanh Trì, Đông Anh thì tại các dự án này đều xảy ra tình trạng nhiều công trình xây dựng đã xuống cấp, không gian cây xanh thiếu thốn, tiện ích cho cư dân vô cùng thiếu thốn...

Ngoài thực trạng nhà ở xã hội thường cách quá xa trung tâm, thiếu thốn tiện ích và nhanh xuống cấp thì chuyện chậm tiến độ dự án của các chủ đầu tư cũng khiến người mua nhà e ngại.

Bà P.T.V là người mua nhà ở xã hội tại dự án HQC Bình Trưng Đông (Quận 2 cũ, nay thuộc TP.Thủ Đức). Dự án này do Công ty cổ phần Tư vấn– Thương mại– Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân làm chủ đầu tư. Năm 2018, khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tư giao hẹn đến quý I/2019 sẽ bàn giao nhà. Tuy nhiên, đến nay đã trễ hẹn 3 năm mà Công ty Hoàng Quân vẫn chưa thực hiện như cam kết. Ngoài việc chậm trễ, bà Vân còn bức xúc bởi Công ty Hoàng Quân yêu cầu người mua nhà phải ký 2 hợp đồng cho cùng một căn hộ.