Tài trợ nội bộ
Internal Financing
Tài trợ nội bộ (Internal Financing)
Định nghĩa
Tài trợ nội bộ trong tiếng Anh là Internal Financing. Tài trợ nội bộ hay còn gọi là tài trợ từ bên trong hay tài trợ bên trong.
Tài trợ nội bộ là việc một công ty sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại của mình làm nguồn vốn cho một khoản đầu tư mới thay vì nhận tiền từ các nguồn bên ngoài.
Hiểu theo nghĩa rộng hơn, tài trợ nội bộ là việc sử dụng nguồn vốn có được từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra để tài trợ cho các dự án đầu tư mới của doanh nghiệp.
Chính sách cổ tức và tài trợ nội bộ
- Lợi nhuận sau thuế của một công ty có thể được phân phối dưới dạng cổ tức cho các cổ đông hoặc giữ lại để tái đầu tư. Điều này được tể hiện rất rõ trong chính sách cổ tức của doanh nghiệp vì chính sách cổ tức thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so với việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư.
- Nhìn chung các cổ đông của công ty vừa quan tâm tới sự tăng trưởng của công ty, vì điều này ảnh hưởng tới giá của những cổ phiếu mà họ nắm giữ, vừa quan tâm tới cổ tức, vì cổ tức là hiện thực hóa của tài sản được chia.
- Thông thường các công ty tiến hành phân chia lợi nhuận sau thuế đồng thời giữ lại một phần để tái đầu tư phục vụ cho nhu cầu tài trợ nội bộ.
Ý nghĩa
- Có một số nguồn tài trợ nội bộ có sẵn cho các công ty chẳng hạn như lợi nhuận được giữ lại để tài trợ cho việc mở rộng trong tương lai hoặc tiền nhượng bán, thanh lí các tài sản không còn dùng đến.
- Nếu công ty cần huy động lượng vốn lớn có thể chuyển sang các nguồn tài trợ bên ngoài, chẳng hạn như nhận tài trợ từ các chủ nợ hoặc tổ chức tài chính như ngân hàng.
- Tài trợ nội bộ được xem là cách nhanh hơn và rẻ hơn để có được tài trợ so với tài trợ bên ngoài.
Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
- Tài trợ nội bộ bao gồm những nguồn vốn sẵn có mà công ty không cần thiết phải thông qua bên thứ ba để có được tài trợ.
- Tài trợ nội bộ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh chóng, từ đó kịp thời nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh.
Hạn chế
- Qui mô huy động còn hạn chế và hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ nội bộ có thể chưa cao.
(Tài liệu tham khảo: Capital.com; Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?