Tài sản lưu động thường xuyên
Permanent Current Asset
Tài sản lưu động thường xuyên
Khái niệm
Tài sản lưu động thường xuyên trong tiếng Anh là Permanent Current Asset.
Tài sản lưu động thường xuyên là lượng tài sản lưu động tối thiểu mà công ty cần để tiếp tục hoạt động.
Ví dụ về các tài sản lưu động thường xuyên là hàng tồn kho, tài sản đang khấu hao nhanh, tiền mặt và các khoản phải thu. Công ty sẽ yêu cầu một lượng tài sản lưu động cơ bản để tồn tại và hoạt động.
Đặc điểm của Tài sản lưu động thường xuyên
Tài sản lưu động có thể được chia thành tài sản lưu động tạm thời (Temporary asset) và tài sản lưu động thường xuyên (Permanent asset).
Tài sản lưu động tạm thời là tài sản biến động và nó ra đời do sự thay đổi đột ngột trong một số hoạt động trong công ty. Ví dụ, do nhu cầu theo mùa, doanh số tăng đột ngột dẫn đến hàng tồn kho tăng đột ngột để đáp ứng nhu cầu bán hàng đó, và kết quả là có sự gia tăng đột ngột trong các khoản phải thu.
Một công ty đang phát triển sẽ cho chúng ta thấy ba loại tài sản khác nhau là tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời. Trong số các tài sản này, tài sản cố định là tài sản dài hạn và không dễ dàng thay đổi, trong khi tài sản lưu động tạm thời là tài sản theo mùa và dựa trên doanh thu tăng hoặc giảm đột ngột và tài sản lưu động thường xuyên luôn được huy động vốn như tài sản cố định dài hạn.
Trong thực tế, tài sản lưu động thường xuyên không dài hạn và có vòng đời ngắn hạn trong một vài năm.
Ví dụ về Tài sản lưu động thường xuyên
Một cửa hàng bách hóa có 90 triệu USD tiền mặt, 400 triệu USD hàng tồn kho và 50 triệu USD khoản phải thu từ khoảng tháng 1 đến tháng 7. Đây là số lượng tài sản lưu động thường xuyên cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Từ tháng 8 đến tháng 12, để đáp ứng nhu cầu trong mùa tựu trường và chuẩn bị cho kì nghỉ Giáng sinh, cửa hàng bách hóa tăng mức tồn kho lên tới 900 triệu USD. Tiền mặt và các khoản phải thu cũng tăng nhưng không tăng với tỉ lệ tương xứng của hàng tồn kho. Những khoản tiền bổ sung này được gọi là tài sản lưu động tạm thời.
(Theo Investopedia và Accounting details)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?