Tài chính doanh nghiệp là gì?

Mỗi doanh nghiệp ra đời, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các doanh nghiệp, trình độ quản lý tài chính. Muốn phát triển bền vững, thì các doanh nghiệp phải làm chủ và dự liệu được trước những sự thay đổi của môi trường để dễ dàng thích nghi với nó. Khi đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng.

Tài chính doanh nghiệp là thuật ngữ được dùng để mô tả cho những công cụ, công việc quan trọng trong hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vồn đó để đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Những công việc của tài chính doanh nghiệp bao gồm việc đọc các báo cáo tài chính, quản lý dòng tiền, phân tích báo cáo lợi nhuận và lỗ để từ đó tạo ra bảng cân đối kế toán và dòng tiền lưu chuyển trong doanh nghiệp. Khi những báo cáo này chỉ ra việc doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn vốn thì người quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ dựa trên những công cụ tài chính doanh nghiệp để lập kế hoạch chiến lược giúp khắc phục sự thiếu hụt đó.

Xét trên phạm vi một đơn vị sản xuất kinh doanh thì tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng nhất để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình sản xuất, vì vậy nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy quả trình sản xuất phát triển.

Xét trên một góc độ hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân thì tài chính doanh nghiệp được coi là một bộ phận của hệ thống tài chính. Nó có tính cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước. Thông qua mạng lưới tài chính doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật.

Tài chính doanh nghiệp là gì? Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Vai trò của Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp huy động vốn để đảm bảo hoạt động bình thường; Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Quá trình kinh doanh thường tạo ra nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn; cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như đầu tư vào phát triển kinh doanh.

Việc thu hút, khai thác đảm bảo vốn cho kinh doanh đối với doanh nghiệp trở lên hết sút thụ động. Cơ chế phân bổ bao cấp vốn của nhà nước chỉ được thu hẹp trên 2 kênh là ngân sách và ngân hàng nhà nước. Điều này đã thủ tiêu tính chủ động của doanh nghiệp; mặt khác lại tạo ra sự cân đối giả tạo về cung cầu trong nền kinh tế.

Tài chính doanh nghiệp là gì? Vai trò tài chính doanh nghiệp

Huy động vốn

Vai trò chính của tài chính doanh nghiệp là tổ chức huy động vốn từ các nguồn, đảm bảo tất cả hoạt động kinh doanh, sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp được thực hiện liên tục, thường xuyên. Quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh trong công ty.

Cải thiện hiệu quả trong kinh doanh

Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp là giúp người lãnh đạo đưa ra các quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất, tận dụng tốt các cơ hội trong kinh doanh. Dựa vào việc huy động tối đa các nguồn vốn hiện có sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các tổn thất do việc thiếu vốn, đình trệ vốn, hoặc do tăng vòng quay tài sản, giảm lượng cho vay. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu các khoản thanh toán lãi, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế.

Kích thích sản xuất kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp là một trong những đòn bẩy kích thích, điều tiết sản xuất, kinh doanh. Vai trò này thể hiện rõ ràng nhất nhất ở việc tạo ra sức mua hợp lý giúp thu hút vốn và xác định giá bán tối ưu khi bán hàng hóa, dịch vụ, phát hành cổ phiếu. Bên cạnh đó vai trò này cũng phát huy tác dụng ngay trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất thông qua hoạt động phân phối quỹ tiền lương, tiền thưởng, phân phối thu nhập giữa các thành viên góp vốn…

Sử dụng hiệu quả vốn

Tài chính doanh nghiệp giúp sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm. Hoạt động sản xuất kết hợp với hoạt động bán hàng, bán sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu này, Các nhà quản lý, lãnh đạo cần sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu này.

Kiểm soát kinh doanh của doanh nghiệp

Quản lý, lãnh đạo sẽ kiểm soát được tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tình hình thu chi hằng ngày và các báo cáo tài chính. Đây là cơ sở giúp nhận ra nhanh chóng những thiếu sót, sai lầm và những tiềm năng chưa khai thác hết để đưa ra các quyết định nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.