Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Mercantile Exchange of Vietnam – MXV
Hình minh họa (Nguồn: Cafef)
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV)
Khái niệm
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam trong tiếng Anh là Mercantile Exchange of Vietnam; viết tắt là MXV.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung toàn quốc duy nhất hiện nay tại Việt Nam. MXV chính thức vận hành thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam cấp quốc gia từ ngày 17/08/2018.
Nội dung về Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Cùng phát triển với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 01/09/2010 Bộ Công Thương cấp giấy phép thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam. MXV ra đời đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa của người sản xuất, thương nhân, nhà đầu tư; Đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch; Thanh toán theo phương thức của một Sở Giao dịch Hàng hóa hiện đại.
MXV có tầm nhìn trở thành Sở giao dịch hàng hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Mô hình tổ chức, hoạt động đáp ứng nhu cầu của một Sở giao dịch hàng hóa hiện đại, sẵn sàng liên thông với thị trường quốc tế. MXV được phép giao dịch tất cả các loại hàng hóa mà Nhà nước Việt Nam không cấm.
Sở giao dịch tập trung cung cấp cho nhà đầu tư Việt Nam 4 dòng sản phẩm, các dịch vụ liên quan đến các hợp đồng tương lai, kì hạn, quyền chọn, hoán đổi đối với các hàng hóa. Các dịch vụ nền tảng là dữ liệu thị trường, môi giới hàng hóa vật chất, giao nhận, kiểm định hàng hóa, thanh toán bù trừ, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại, bảo hiểm rủi ro.
Chiến lược kinh doanh
MXV phát triển thông qua hợp tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phương pháp quản trị mới nhằm tạo sự tăng trưởng đột phá, ổn định và bền vững; Tập trung vào những ngành hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, ngô, đậu tương, thép,...
MXV sẽ phát triển sang thị trường các lĩnh vực hàng hóa khác như nguyên liệu cho các nhà máy: cao su, hạt nhựa, bông và cuối cùng là những sản phẩm chiến lược và chủ lực của đất nước như gạo, xăng dầu,...
Đầu tư đồng bộ và hiệu quả về mọi mặt: Cơ sở vật chất; Hạ tầng công nghệ; Dịch vụ đầy đủ; Qui trình quản lí khoa học; Đội ngũ nhân sự có năng lực và nhiều kinh nghiệm,...
(Tài liệu tham khảo: MXV - Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?