Rủi ro vĩ mô

Macro Risk

grippa-index2

Hình minh họa. Nguồn: IMF.org

Rủi ro vĩ mô

Khái niệm

Rủi ro vĩ mô trong tiếng Anh là Macro Risk.

Rủi ro vĩ mô là một loại rủi ro chính trị tác động lên tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một quốc gia dù doanh nghiệp đó có là doanh nghiệp quốc nội hay doanh nghiệp nước ngoài. 

Rủi ro vĩ mô có thể được gây ra bởi chính trị, các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc các biến cố xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ cầm quyền của một nước. 

Các ví dụ phổ biến về rủi ro vĩ mô bao gồm những thay đổi trong chính sách tiền tệ, sự thay đổi trong chế độ pháp lí, các qui định thuế và các bất ổn về chính trị hoặc dân sự.  

Đặc điểm Rủi ro vĩ mô

Rủi ro vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các loại tài sản chịu rủi ro trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. 

Ví dụ, quốc gia A bầu lên một chính phủ mới với tư tưởng hạn chế các ảnh hưởng và sự can thiệp của yếu tố nước ngoài. 

Bất kì công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nào hoặc các công ty nước ngoài hoạt động trong nước sẽ phải đối mặt với rủi ro vĩ mô rất lớn bởi vì chính phủ có khả năng chiếm đoạt tất cả các tài sản liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Các công ty có thể theo dõi các tổ chức cung cấp các báo cáo và các thông tin về mức rủi ro vĩ mô của các quốc gia hoặc mua bảo hiểm rủi ro chính trị của nhiều tổ chức khác nhau để giảm thiểu thiệt hại tiềm năng của rủi ro vĩ mô.  

Các tác động đến thị trường của Rủi ro vĩ mô 

Rủi ro vĩ mô là mối quan tâm trong cả ngắn hạn và dài hạn đối với các nhà hoạch định tài chính, nhà giao dịch chứng khoán và nhà đầu tư.

- Một số yếu tố kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến rủi ro vĩ mô bao gồm tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá tiền tệ và thậm chí giá cả hàng hóa. 

- Một số rủi ro vĩ mô có thể có nhiều tác động đến một ngành cụ thể hơn các ngành khác. 

- Các thay đổi trong qui định môi trường kinh tế cũng khiến cho rủi ro vĩ mô cao hơn.

Ví dụ như rủi ro vĩ mô có xu hướng tác động nhiều hơn đến các ngành công nghiệp khai thác năng lượng hơn các ngành công nghiệp khác, nhưng sự giảm sút quá lớn trong ngành ngành công nghiệp khai thác năng lượng có thể lan truyền rủi ro vĩ mô sang cả nền kinh tế.

Rủi ro vĩ mô và Thị trường chứng khoán

Rủi ro vĩ mô là một yếu tố quan trọng để các nhà giao dịch chứng khoán và các tổ chức đầu tư xem xét các mô hình tài chính và rủi ro của họ. 

Hầu hết các rủi ro vĩ mô đều được bao hàm trong các mô hình định giá như các mô hình của lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch giá (APT) và lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại. 

Mô hình định giá và các mô hình phân tích cơ bản có liên quan cũng coi rủi ro vĩ mô là một yếu tố rủi ro. 

Việc nắm được rủi ro vĩ mô có ảnh hưởng đến giá trị nội tại của một khoản đầu tư là rất quan trọng vì khi giá trị các yếu tố rủi ro đầu tư không đồng nhất, các dự báo giá trị nội tại tương ứng của khoản đầu tư có thể lỗi hoặc không chính xác.  

Rủi ro vĩ mô và Dòng chuyển dịch đầu tư quốc tế

Các nhà đầu tư cũng sử dụng rủi ro vĩ mô để đánh giá sự ổn định chính trị và các cơ hội tăng trưởng chung ở các quốc gia khác. 

Có nhiều bảng xếp hạng quốc tế hàng năm của các quốc gia cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự ổn định chính trị - xã hội tương đối và các mối tương quan với tăng trưởng kinh tế tiềm năng của họ. 

Các nhà đầu tư có thể xem xét các bản báo cáo và quyết định nên hay không đầu tư trực tiếp vào một quốc gia hoặc đầu tư vào các quĩ định hướng theo khu vực. 

Các thị trường mới nổi có mức tăng trưởng rất hấp dẫn và rủi ro vĩ mô vì vậy cũng lớn hơn. 

Dưới góc nhìn đầu tư, nếu một nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư vừa đủ các thị trường, rủi ro vĩ mô của bất kì một thị trường cụ thể nào cũng sẽ dễ quản lí hơn.   

(Theo Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: