Rủi ro tín dụng

Credit risk

credit-risk

Hình minh họa. Nguồn: smithhanley.com

Rủi ro tín dụng (Credit risk)

Khái niệm

Rủi ro tín dụng trong tiếng Anh là credit risk.

Rủi ro tín dụng là khả năng người đi vay không trả được nợ với người cho vay khi đến thời hạn thanh toán. Đây là cụm từ hay được nhắc đến trong hoạt động cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp hoặc đối với các doanh nghiệp với nhau. 

Mọi hợp đồng cho vay đều chứa rủi ro tín dụng và người cho vay là bên chịu rủi ro. Rủi ro tín dụng cũng có thể phát sinh trong hoạt động mua bán chịu hàng hoá. Khi đó, doanh nghiệp bán chịu chính là người cho vay là chịu rủi ro tín dụng.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Các yếu tố khách quan

Các yếu tố bất lợi từ bên ngoài có thể ảnh hưởng xấu tới hiệu của sử dụng vốn vay của bên đi vay, dẫn tới tình trạng mất khả năng trả nợ. 

Các yếu tố này bao gồm: các chính sách kinh tế vĩ mô trở nên bất lợi: chính phủ ra quyết định siết chặt một loại sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh bằng cách tăng đánh thuế vào sản phẩm đó, khiến cho sản phẩm doanh nghiệp sản xuất khó tiêu thụ, luật lao động, luật cạnh tranh được siết chặt gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nền kinh tế suy thoái khiến cho lượng sản phẩm bán ra bị sụt giảm mạnh, doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trong ngành,…

Các yếu tố chủ quan

Doanh nghiệp cho vay mở rộng chính sách thương mại, bán chịu cho khách hàng quá mức, không đánh giá chính xác khả năng tín dụng của khách hàng.

Doanh nghiệp vay vốn có trình độ quản lí thấp, sử dụng vốn kém hiệu quả, vốn bị thất thoát. Doanh nghiệp vay vốn không chấp hành đúng thời hạn thanh toán. Bên đi vay có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhưng thanh khoản kém, khả năng huy động tiền để trả nợ thấp,…

Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng với lãi suất

Nếu một doanh nghiệp bị coi là có rủi ro tín dụng cao thì khi vay vốn sẽ bị ngân hàng, nhà đầu tư, người cho vay yêu cầu mức lãi suất cao. Doanh nghiệp có rủi ro tín dụng càng cao thì lãi suất phải chịu càng lớn, thậm chí có thể bị từ chối cho vay vốn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Bách khoa Hà Nội)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: