Rủi ro pháp lí

Regulatory Risk

Rủi ro pháp lí (Regulatory Risk) là gì? Đặc điểm Rủi ro pháp lí  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Techrepublic.com

Rủi ro pháp lí

Khái niệm

Rủi ro pháp lí trong tiếng Anh là Regulatory Risk.

Rủi ro pháp lí là rủi ro sự thay đổi trong luật pháp hay các qui định mới mà chính phủ đưa ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng một hay một số chứng khoán, hoạt động kinh doanh, ngành hay một thị trường. 

Việc thay đổi luật hay các qui định do chính phủ hoặc cơ quan quản lí đưa ra có thể làm tăng chi phí vận hành của các công ty, giảm sức hấp dẫn của khoản đầu tư hoặc thay đổi cục diện cạnh tranh trên thị trường.     

Đặc điểm Rủi ro pháp lí 

Rủi ro pháp lí khác nhau đối với các chủ thế kinh tế khác nhau.

 - Các tổ chức tài chính phải đối mặt với rủi ro pháp lí liên quan đến các yêu cầu về vốn, dịch vụ và sản phẩm mà họ được phép kinh doanh và phải tuân theo các qui định công bố thông tin. 

 - Các nhà đầu tư mà các nhà môi giới chứng khoán đối mặt với rủi ro pháp lí liên quan đến sự thay đổi về số tiền kí quĩ mà tài khoản đầu tư có thể có. 

Nếu các yêu cầu kí quĩ được thắt chặt, tác động trên thị trường chứng khoán có thể là đáng kể do tính chất bắt buộc các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu kí quĩ mới hoặc bán bớt các vị thế kĩ quĩ của họ.   

Ví dụ về Rủi ro pháp lí 

Những công ty cung cấp các tiện ích được có rất nhiều qui định về cách vận hành bao gồm chất lượng cơ sở hạ tầng và thiết bị máy móc cũng như số tiền tối đa có thể thu từ khách hàng. 

Vì lí do này, các công ty này phải đối mặt với rủi ro pháp lí có thể phát sinh từ các sự kiện làm thay đổi mức giá của họ khiến cho việc điều hành công ty trở nên khó khăn hơn.  

Ở Mỹ loại rủi ro sẽ được công ty báo cáo hồ sơ hàng năm (hay hồ sơ 10-K). Hồ sơ 10-K có một mục về các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Ngành công nghiệp dược phẩm, rủi ro pháp lí rất hay được đề cập và thường được thảo luận rất chi tiết.  

Các yếu tố rủi ro pháp lí thường bao gồm:

- Bất ổn chính trị

- Hạn chế pháp lí và qui định

- Luật môi trường và an toàn sản phẩm địa phương

- Qui định thuế

- Luật lao động địa phương

- Chính sách thương mại

- Qui định tiền tệ.

(Theo Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: