Rủi ro danh tiếng
Reputational Risk
Rủi ro danh tiếng
Khái niệm
Rủi ro danh tiếng trong tiếng Anh là Reputational Risk.
Rủi ro danh tiếng là các mối đe dọa gây tổn hại đến tên tuổi, thương hiệu hay vị thế của một công ty hoặc một tổ chức.
Rủi ro danh tiếng có thể xảy ra theo các cách sau:
- Rủi ro danh tiếng trực tiếp: là kết quả từ các hành động của chính công ty đó.
- Rủi ro danh tiếng gián tiếp: là kết quả do các hành động của một hoặc nhiều nhân viên.
- Rủi ro danh tiếng tiếp tuyến: thông qua các yếu tố ngoại tác khác chẳng hạn như các hoạt động của các đối tác liên doanh hoặc nhà cung cấp của công ty.
Ngoài việc có các qui định quản trị hiệu quả và minh bạch, các công ty cần có trách nhiệm với xã hội và ý thức bảo vệ môi trường để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro danh tiếng.
Đặc điểm Rủi ro danh tiếng
Rủi ro danh tiếng là các sự kiện có thể gây ra các mối đe dọa cho sự tồn tại của các công ty thậm chí cho cả các công ty lớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất.
Loại rủi ro này có thể xóa sạch hàng triệu hoặc hàng tỉ đô la vốn hóa thị trường hay doanh thu tiềm năng của các công ty lớn và thậm chí có thể dẫn đến các thay đổi trong các cấp quản lí cao nhất.
Vấn đề lớn nhất đối với rủi ro danh tiếng là nó có thể xuất hiện một cách bất chợt và không thể dự đoán được.
Rủi ro danh tiếng cũng có thể phát sinh từ sai sót của nhân viên, chẳng hạn như các vụ gian lận nghiêm trọng hay khi công ty báo cáo một mức thua lỗ lớn. Rủi ro danh tiếng có thể phát sinh ngay cả ở một lĩnh vực cách xa lĩnh vực chính của công ty.
Trong một số trường hợp, rủi ro danh tiếng có thể được giảm thiểu thông qua các biện pháp kiểm soát tổn thất kịp thời, rất cần thiết trong thời đại truyền thông và mạng xã hội tức thời này.
Trong các trường hợp khác, rủi ro danh tiếng có thể ngầm hoạt động và kéo dài trong nhiều năm.
Ví dụ các công ty khí đốt và dầu mỏ ngày càng bị các nhà hoạt động vì môi trường chỉ trích vì những thiệt hại môi trường gây ra bởi các hoạt động khai thác của họ.
Ví dụ về Rủi ro danh tiếng
Rủi ro danh tiếng bùng nổ vào năm 2016 tại Mỹ khi vụ bê bối liên quan đến việc mở hàng triệu tài khoản trái phép bới các nhân viên ngân hàng khách hàng cá nhân (có thể là được khuyến khích hoặc bị ép buộc bởi một số giám sát viên) của Wells Fargo.
Giám đốc điều hành là ông John Stumpf và những nhà quản lí cấp cao khác lúc bấy giờ đã bị buộc thôi việc.
Các cơ quan quản lí đã đưa ra các mức phạt và án phạt cho ngân hàng này, đồng thời nhiều khách hàng lớn đã tạm ngưng thậm chí ngừng hoàn toàn việc kinh doanh với ngân hàng này.
Sau sự kiện này danh tiếng của Wells Fargo đã bị tổn hại nghiêm trọng và công ty vẫn đang tiếp tục xây dựng lại thương hiệu của mình.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?