Quyền thẩm định

Appraisal Right

Quyền thẩm định (Appraisal Right) là gì? Quyền thẩm định và phương pháp định giá doanh nghiệp - Ảnh 1.

Hình minh họa

Quyền thẩm định (Appraisal Right)

Khái niệm

Quyền thẩm định trong tiếng Anh là Appraisal Right.

Quyền thẩm định là quyền theo luật định của các cổ đông thiểu số của một công ty để có một qui trình công bằng hoặc bên định giá độc lập nhằm xác định xem giá cổ phiếu có công bằng hay không và buộc công ty nhận mua lại phải chi trả lại các cổ phiếu với giá đó. 

Quyền thẩm định là một chính sách bảo vệ cho các cổ đông, ngăn chặn các công ty có liên quan đến việc sáp nhập khỏi việc chi trả ít hơn cho các cổ đông.

Hiểu về quyền thẩm định

Các nhà phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp định giá để xác định giá cổ phiếu và giá trị hợp lí của công ty bị mua lại, bao gồm các phương pháp dựa trên tài sản, phương pháp thu nhập hoặc dòng tiền, mô hình dữ liệu thị trường có thể so sánh và phương pháp kết hợp hoặc sử dụng công thức tính toán.

Mặc dù hầu hết các trường hợp về quyền thẩm định đều là về hợp nhất hoặc sáp nhập, nhưng chúng cũng có thể áp dụng trong trường hợp khi công ty thực hiện bất kì hành động đáng ngờ nào mà các cổ đông cho là gây hại tới lợi ích của họ. Trong sáp nhập và mua lại, quyền thẩm định đảm bảo rằng các cổ đông nhận được sự bồi thường thỏa đáng nếu sáp nhập hoặc mua lại ảnh hưởng tới lợi ích của họ.

Quyền thẩm định và phương pháp định giá doanh nghiệp

Như đã lưu ý ở trên, có một số cách để định giá doanh nghiệp và đạt được giá cổ phiếu hợp lí nhằm xoa dịu các cổ đông. Có một cách đó là định giá dựa trên tài sản, tập trung vào giá trị tài sản ròng (NAV) của công ty hoặc giá trị thị trường hợp lí của tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả.

Về cơ bản, phương pháp này xác định chi phí để tái tạo việc kinh doanh về mặt hữu hình. Phương pháp này được làm rõ bằng việc quyết định tài sản và nợ phải trả nào của công ty phải định giá và làm cách nào để đo lường giá trị của chúng. Ví dụ: chắc chắn các phương pháp chi phí hàng tồn kho (ví dụ: LIFO hoặc FIFO) sẽ định giá hàng tồn kho của công ty theo những cách riêng biệt, dẫn đến thay đổi giá trị tổng thể về tài sản của công ty.

Một hình thức định giá doanh nghiệp khác là sử dụng các tỉ số thu nhập tương đồng, chẳng hạn như tỉ số giá trên thu nhập (viết tắt: P/E), để xác định cách thức doanh nghiệp đối phó với các đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ: nếu tỉ số P/E của một công ty có giá trị cao nhất trong nhóm so sánh, thì công ty này thực sự có lợi thế trong lĩnh vực mà nó kinh doanh (lợi thế có thể là do công nghệ mới hoặc mua lại ngách thị trường mới) hoặc được định giá cao (nghĩa là giá của công ty quá cao so với lợi nhuận thực tế của nó).

Cuối cùng, các nhà đánh giá độc lập có thể sử dụng dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng tiền (DCF) để đạt được giá cổ phiếu khách quan trong vấn đề quyền thẩm định.

Ngược lại với phương pháp DCF là phương pháp định giá tương đối, phương pháp DCF được coi là phương pháp nội tại, không phụ thuộc vào bất kì đối thủ cạnh tranh nào. Về cốt lõi, phương pháp DCF dựa trên các dự báo về dòng tiền trong tương lai. Các giá trị này được điều chỉnh để có được giá trị thị trường hiện tại của công ty.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: