Cụ thể tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thưởng như sau: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Trường hợp có thưởng thì mức thưởng cũng sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc trong năm của người lao động.

Vì thế, doanh nghiệp không có nghĩa vụ bắt buộc phải thưởng cho người lao động. Thay vào đó, tùy vào tình hình kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc… mà doanh nghiệp có xem xét thưởng cuối năm nhiều hay ít, hoặc không thưởng.

Không có quy định nào về lương tháng 13, không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp phải trả tiền lương tháng thứ 13. Tuy nhiên, trong các hợp đồng lao động, hai bên người sử dụng lao động và người lao động có ký kết nội dung thưởng tiền tháng 13 thì bạn sẽ được nhận khoản tiền này
Không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp phải trả tiền lương tháng thứ 13. Tuy nhiên, trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động có ký kết nội dung thưởng tiền tháng 13 thì bạn sẽ được nhận khoản tiền này tùy theo nội dung hợp đồng.

Cùng với đó, pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về lương tháng 13và không phải doanh nghiệp nào cũng có lương tháng 13.

Pháp luật qui định cụ thể quyền lợi của người lao động đi làm vào những ngày nghỉ lễ, tết.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2012:

Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 05 ngày Tết Âm lịch.

Nếu ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Một nội dung đáng chú ý khác, nếu đi làm vào đúng ngày nghỉ lễ tết người lao động được hưởng ít nhất 400% tiền lương. Theo qui định, người lao động được nghỉ làm trong suốt những ngày nghỉ Tết Âm lịch. Trường hợp do đặc thù công việc hoặc thực hiện theo sự phân công, sắp xếp của người sử dụng lao động mà người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì sẽ được tính là làm thêm giờ và hưởng lương làm thêm giờ.

Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm:

Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ.

Do đó, nếu người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Âm lịch sắp tới sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.

Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012:

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Trên cơ sở này, nếu làm việc vào ban đêm trong dịp Tết Âm lịch thì tổng tiền lương mà người lao động nhận được bằng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Thưởng Tết 2022 có thể bằng hiện vật

Theo Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, ghi rõ doanh nghiệp có thể thưởng cho người lao động bằng tài sản hoặc các hình thức khác ngoài tiền. Ví dụ, thưởng vé du lịch, vé tàu xe để về quê; hoặc các hiện vật có giá trị như: đồ gia dụng, xe máy, ôtô…

Ngoài khoản tiền thưởng Tết, người lao động cũng mong chờ, tò mò khoản tiền lương tháng thứ 13 năm 2022 ra sao? Thực tế, không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp phải trả tiền lương tháng thứ 13. Tuy nhiên, trong các hợp đồng lao động, hai bên người sử dụng lao động và người lao động có ký kết nội dung thưởng tiền tháng 13 thì bạn sẽ được nhận khoản tiền này.

Khoản tiền lương tháng thứ 13 được tính theo mức bình quân tiền lương trong năm, hoặc theo mức lương tháng thứ 12 của người lao động.

Nhằm chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên Đán 2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Kế hoạch 146/KH-TLĐ về chăm lo thăm hỏi NLĐ. Theo đó, với 2 nhóm đối tượng sau sẽ nhận được mức chăm lo thăm hỏi là 300.000 đồng/người, cụ thể gồm:

- Người lao động có đóng BHXH tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn

- Cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn.

Tổng số nguồn kinh phí dự kiến: 8.000.000 (người) x 300.000đ/người

Ngoài khoản hỗ trợ 300.000 đồng/người, Kế hoạch 146/KH-TLĐ cũng liệt kê một số hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ, động viên đoàn viên và người lao động dịp Tết Nhâm Dần 2022 như:

- Thăm, tặng quà cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, đang điều trị Covid-19,...

- Tổ chức xe đưa đón hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần vé tàu, xe, máy bay, phương tiện để đưa người lao động về quê đón Tết, trở lại làm việc,…

Công đoàn cơ sở sẽ chủ động cân đối nguồn thu, chi trong năm và sử dụng tối đa nguồn quỹ tích lũy để đảm bảo chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động. Các công đoàn cấp trên cũng sử dụng một phần tài chính công đoàn tích lũy để hỗ trợ công đoàn cấp dưới.

Căn cứ trên nguồn quỹ tài chính công đoàn mà các chính sách hỗ trợ, động viên, thăm hỏi người lao động của từng địa phương sẽ là khác nhau.