Chiều nay (26/7), đại diện Viện kiểm sát nhân dân công bố bản luận tội, đề nghị mức án với với các bị cáo trong vụ án Tập đoàn FLC. Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 25 - 26 năm tù.
Chiều 26/7, tại TAND TP. Hà Nội, phiên xét xử sơ thẩm ông Trịnh Văn Quyết và 49 đồng phạm liên quan đến vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" bước vào ngày làm việc thứ năm.
Tại phần luận tội, Viện Kiểm sát nhận định, thị trường chứng khoán là kênh đầu tư của các tổ chức và cá nhân, là kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển thị trường chứng khoán công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, hội nhập bền vững và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng của các chủ thể liên quan.
Tuy nhiên, theo cơ quan tố tụng, trong vụ án này, phần lớn các bị cáo có trình độ, có hiểu biết, am hiểu pháp luật, một số bị cáo có sức ảnh hưởng, có quyền quyết định đã chỉ đạo, điều hành các pháp nhân thuộc hệ sinh thái cùng thực hiện hành vi trái pháp luật.
“Đặc biệt, một số bị cáo am hiểu sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã cố ý thực hiện hành vi trái pháp luật, tạo điều kiện để các bị cáo khác thực hiện tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn, làm giảm uy tín của cơ quan Nhà nước trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chứng khoán, tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tư”, Viện Kiểm sát công bố bản luận tội.
Đánh giá về cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, Viện Kiểm sát cho biết thủ đoạn phạm tội của bị cáo này là mới và rất tinh vi. Ông Quyết đã lợi dụng sự sơ hở của pháp luật về góp vốn chủ sở hữu, thủ tục niêm yết cổ phiếu; sử dụng Công ty Faros làm công cụ và Sàn HOSE là phương tiện để niêm yết bán cổ phiếu ROS, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của các nhà đầu tư chứng khoán.
Viện kiểm sát ghi nhận thái độ tích cực hợp tác và nguyện vọng của ông Quyết về việc khắc phục hậu quả nhưng trên thực tế, cơ quan tố tụng cho rằng mới chỉ có cơ sở xác định bị cáo Quyết đã khắc phục được hơn 240 tỷ đồng.
“Số tiền này là không đáng kể so với hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra, do đó, cần có một mức hình phạt nghiêm khắc tương xứng”, Viện kiểm sát cho biết và đề nghị HĐXX tuyên phạt cựu Chủ tịch FLC 24-26 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.
Sau phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo. Các bị cáo khai báo thành khẩn hành vi phạm tội, có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự; gia đình có công với cách mạng; tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng xã hội…
Trong đó bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái và các bị cáo khác trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã chủ động tác động để gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả trong vụ án.
Riêng bị cáo Quyết còn được ghi nhận tình tiết giảm nhẹ là được nhiều bị hại gửi đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo cụ thể như sau:
Đối với các bị cáo bị cáo buộc cả hai tội danh Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Bị cáo Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC) bị đề nghị mức 19-20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 5-6 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán, tổng mức đề nghị là 24-26 năm.
Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 25 - 26 năm tù
Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (Cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC) bị đề nghị mức 13-14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 4-5 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán, tổng đề nghị là 17-19 năm.
Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga (Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS): 7-8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3-4 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán, tổng đề nghị là 10-12 năm.
Bị cáo Hương Trần Kiều Dung (Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC): 7-8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 4-5 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán, tổng đề nghị là 11-13 năm.
Ngoài ra, các bị cáo Trịnh Văn Đại (Phó tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros), Nguyễn Văn Mạnh (Trưởng nhóm vật tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land), Trịnh Tuân (nguyên Giám đốc Công ty FLC Land), Nguyễn Thị Hồng Dung (Lao động tự do) bị đề nghị mức từ 6 - 7,6 năm đến 10 - 12 năm cho cả hai tội danh.
Đối với tội Thao túng thị trường chứng khoán: Các bị cáo Nguyễn Quỳnh Anh (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS) và Chu Tiến Vượng (Cựu phó Chủ tịch thường trực HĐQT Công ty Chứng khoán BOS) bị đề nghị mức án cao nhất là 3 - 5 năm năm tù.
11 bị cáo còn lại là cán bộ của Công ty Chứng khoán BOS, Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt, Công ty FLC Homes và Tập đoàn FLC (trong đó có cháu họ, em rể ông Quyết) bị đề nghị mức cao nhất là 30 - 36 tháng tù, thấp nhất là 18 - 24 tháng tù.
Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Trong số 22 bị cáo bị cáo buộc phạm tội này, người bị đề nghị mức án cao nhất là Hoàng Thị Thu Hà (Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land, em họ ông Quyết): 10-11 năm.
Hai bị cáo Đỗ Quang Lâm (cựu Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros) và Nguyễn Văn Thanh (cựu Trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Xây dựng Faros) bị đề nghị mức 8-9 năm tù.
Một số cán bộ còn lại của công ty này bị đề nghị mức tù 4-5 năm hoặc 7-8 năm, theo đề nghị của Viện Kiểm sát.
Về tội danh này, nhóm lãnh đạo và nhân viên công ty kiểm toán bị đề nghị như sau: Nguyễn Ngọc Tỉnh (Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội - CPA Hà Nội): 7-8 năm tù; Lê Văn Tuấn (Kiểm toán viên CPA Hà Nội): 7-8 năm tù; Trần Thị Hạnh (Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP): 6-7 năm tù.
Với tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, VKS đề nghị mức án với một số bị cáo như ông Trần Đắc Sinh, Nguyên Chủ tịch HOSE (8 – 9 năm tù), ông Lê Hải Trà, Phó Tổng Giám đốc thường trực HOSE, thành viên độc lập hội đồng niêm yết (6 – 7 năm tù), ông Trầm Tuấn Vũ, nguyên Phó Tổng Giám đốc HOSE (6 – 7 năm tù).
Với tội danh công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Giám sát Công ty đại chúng thuộc UBCKNN bị đề nghị mức án 36 – 42 tháng tù, ông Dương Văn Thanh, CEO VSD (24 – 30 tháng tù), ông Phạm Trung Minh, nguyên Trưởng phòng đăng ký chứng khoán VSD (18 – 24 tháng tù).
Ngoài các bị cáo kể trên, ông Doãn Văn Phương, Cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FLC Faros đang bỏ trốn nên C01 đang tạm tách hành vi để xử lý sau.
Bị cáo Hậu hay còn gọi là "Hậu pháo" thừa nhận 3 tội danh trong nội dung cáo trạng là đúng người, đúng tội. Và khai nhận, "bị cáo đưa cho thư ký riêng của chị Lan và nhiều lần ở nhà riêng của chị Lan. Trong những lần đưa này, bị cáo cho tiền vào va li hoặc cho vào túi xách ngân hàng"...
Theo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, chậm nhất đến ngày 1/7/2027, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm đối với công chức được tuyển dụng trước ngày Luật này có hiệu lực.
Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam, trong nửa đầu năm nay, các cảng hàng không trên toàn quốc đã đón gần 60 triệu lượt hành khách, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long, khi hệ thống đi vào hoạt động, người dân có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa lưu thông trên thị trường, qua đó, góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhập lậu.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi các sở y tế về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm vi phạm trên toàn quốc đối với 20 sản phẩm do Công ty TNHH Quốc tế Đại Cát Á chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa ký ban hành quyết định thu hồi trên toàn quốc Viên nén Alfachim 4.2 (Chymotrypsin (tương đương 21 microkatal chymotrypsin) 4200 IU). Đây là loại thuốc chống phù nề và kháng viêm; dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Theo đó, Thành phố Hà Nội có mã số 01, Thành phố Đà Nẵng mã số 48, Thành phố Hồ Chí Minh mã số 79.
Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính lớn trong lĩnh vực thuế, góp phần đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi tra cứu và giảm chi phí tuân thủ.
Theo báo cáo, giá xuất xưởng mỗi lon sữa là 87.800 đồng, nhưng được bán ra thị trường với giá trung bình hơn 546.000 đồng/lon – cao gấp gần 7 lần giá gốc. Đối với sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27, hồ sơ công bố ghi rõ có 37 thành phần dinh dưỡng, nhưng kết quả giám định của Bộ Công an cho thấy thực tế chỉ có từ 15–17 thành phần, trong đó nhiều chỉ tiêu không đạt 70% so với công bố,...
Ủy ban Châu Âu dự định rút lại đề xuất Chỉ thị Green Claims – văn bản từng được kỳ vọng sẽ siết chặt các tuyên bố môi trường của doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn tình trạng “tẩy xanh” đang ngày càng phổ biến.
Nỗ lực thu hút các trung tâm dữ liệu, nhiều bang tại Mỹ đang miễn hàng trăm triệu USD thuế cho các tập đoàn công nghệ lớn, trong đó có Amazon, Google, Meta và Microsoft, làm dấy lên tranh cãi về hiệu quả kinh tế và công bằng thuế.
Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố trong lễ nhậm chức hồi tháng 1 rằng "bắt đầu kỷ nguyên hoàng kim của nước Mỹ", nhưng viễn cảnh mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẽ ra hiện tại lại hoàn toàn khác.
Thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, Cục Quản lý y dược cổ truyền đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Dầu gội dược liệu Nakids làm sạch chấy - Hộp 1 chai 100ml.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, ước sớm tại thời điểm tháng 5/2025: khả năng GDP quý 2 có thể đạt khoảng 7,6% so với cùng kỳ, tương ứng GDP 6 tháng đầu năm dự báo đạt khoảng 7,3% (kịch bản đề ra 7,58%), thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
Ngày 19/6, Bộ Công an cho biết sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 do Công ty Z Holding sản xuất không đảm bảo thành phần như công bố, vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng sản phẩm.
Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn bán nhỏ và đảm bảo vấn đề dân sinh.
Các hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á đang theo đuổi cuộc đua mở rộng quy mô đội bay đầy khốc liệt. Dự báo nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ở châu Á sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn khác khu vực khác.
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hàng loạt phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ, cá nhân có nhiều vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ "Siro ăn ngon Hải Bé" của Công ty TNHH Hải Bé trong khi các cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?