Vaccine Covid-19 là gì?

Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine Covid-19
Các loại vaccine ngừa Covid-19 đang được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay.

Vaccine Covid-19 là chủng loại vaccine phòng viêm đường hô hấp cấp. Các nghiên cứu cho thấy vaccine Covid-19 có hiệu quả trong việc ngăn ngừa virus Corona, tránh mắc Covid-19 và khi tiêm vaccine cũng giúp bệnh tình chúng ta không trở nặng ngay cả khi mắc Covid-19. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị sản xuất vaccine ngừa Covid-19 thành công và cho nhiều hiệu quả rất tích cực.

Vào cuối tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về một loại vaccine phòng viêm đường hô hấp cấp do virus SAR-CoV-2 có thể sản xuất thành công trong vòng 18 tháng. Nhưng chỉ 8 tháng sau đó, đã có hơn 320 ứng viên tham gia vào cuộc đua nghiên cứu và thử nghiệm loại vaccine Covid-19 trên toàn cầu, đưa vaccine Covid-19 trở thành loại vaccine có tốc độ nghiên cứu nhanh nhất trong lịch sử.

Đến tháng 11/2020, có 56 ứng cử viên vaccine trong quá trình nghiên cứu lâm sàng, trong đó AstraZeneca dẫn đầu trong cuộc đua những loại vaccine phòng bệnh Covid-19, khi nhà sản xuất công bố kết quả khả quan từ các phân tích của việc thử nghiệm lâm sàng vaccine pha III. Đồng thời, mang đến một hy vọng tươi sáng về việc sẵn sàng cung cấp 3 tỷ liều vaccine cho người dân trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, sự xuất hiện của vaccine Covid-19 là một sự kiện lớn mang đến niềm vui cho người dân, giúp cho việc đẩy lùi dịch bệnh diễn ra nhanh hơn. Hiện nước ta đang tiến hành đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, với nhiều loại vaccine đã được tiến hành tiêm như AstraZeneca (Anh), Pfizer (Đức), Moderna (Mỹ), Sinovac (Trung Quốc),..trong đó AstraZeneca là vaccine được tin dùng sử dụng phổ biến nhất tại nước ta.

AstraZeneca là loại vaccine Covid-19 có nhiều ưu điểm, có tính sinh miễn dịch cao, an toàn, giá thành lại hợp lý. Ngoài ra, còn được chứng minh hiệu quả vượt ngoài mong đợi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là loại vaccine được kỳ vọng sẽ chặn đứng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SAR-CoV-2 tại Việt Nam và góp phần dập tắt đại dịch Covid-9 trên toàn cầu.

Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine Covid-19

Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine Covid-19
Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Trước khi tiêm chủng cần chuẩn bị những gì?

Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cá nhân cần thiết.

Đeo khẩu trang và thực hiện đúng thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Cần ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm vaccine.

Chủ động thông báo các thông tin sức khỏe cá nhân. Để đảm bảo an toàn cần khám sàng lọc trước khi tiêm:

- Với trẻ nhỏ:

Bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng.

Trẻ đã đủ cân nặng 2,5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh).

Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, nghỉ, chơi bình thường không?

Trẻ có đang bị số hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị khi sinh đến nay hay không?

Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?

Trẻ có tiền sử dị ứng với vaccine hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?

Trẻ có bị dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không.

- Với người lớn: Cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe của bản thân bao gồm các bệnh đã mắc (bao gồm các bệnh cấp và mãn tính), những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng (nếu có). Loại vaccine đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc có bị dị ứng hay sốc khi sau khi tiêm.

- Với phụ nữ: Ngoài những thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang mang thai hay thời gian dự định mang thai.

Nếu là lần tiêm thứ 2 phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 lần trước.

Chuẩn bị mang theo chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế.

Sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vaccine khác sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).

Trong quá trình tiêm chủng cần chuẩn bị gì?

Tuân thủ các khuyến cáo về phòng dịch tại các cơ sở tiêm chủng, đảm bảo khoảng cách và đeo khẩu trang trong lúc chờ đợi được tiêm vaccine.

Thông báo cho nhân viên y tế biết về tình trạng sức khỏe, các vấn đề như mang thai hay hệ miễn dịch kém, có bị dị ứng sau khi tiêm.

Điền đầy đủ thông tin vào phiếu tiêm chủng, trong đó ghi rõ bạn được tiêm loại vaccine nào, thời gian tiêm chủng, địa điểm tiêm ở đâu. Bạn cần bảo quản tấm phiếu này cho đợt tiêm lần 2 (nếu chưa tiêm đợt 2) và cần đến trong tương lai (nếu có).

Các dấu hiệu thông thường sau khi tiêm vaccine Covid-19 ra sao?

Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh

Đau mỏi cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau cơ

Ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn

Cảm giác thèm ăn, luôn trong tình trạng đói, nhưng khi ăn lại không ngon miệng

Sau khi tiêm chủng cần làm gì?

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 cần ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng.

Chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm

Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng Covid-19.

Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất trong 3 ngày đầu tiêm chủng, cụ thể:

Theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng rượu, bia và phản ứng của vaccine.

Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực,..) trước khi tiêm bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và làm rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định khi tiêm.

Bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cụ thể:

Sau khi tiêm, cơ thể có thể bị sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, dễ gây mất nước. Nên uống nước từ từ, chia nhỏ lượng nước uống, uống thường xuyên, có thể bổ sung nước hoa quả như chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine Covid-19
Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể như chất xơ, vitamin C,A.

Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá, trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây tươi.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh…và chia nhỏ bữa ăn.

Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhọt tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không được bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Thường xuyên đo thân nhiệt, cụ thể:

Nếu sốt 28,5 độ C: Cởi và nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau khoảng 30 phút.

Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được cơn sốt trong vòng 2 tiếng thì cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Sau khi tiêm vaccine cần ngủ nghỉ đủ giấc, đúng giờ, không thức khuya tránh để cơ thể quá căng thẳng.

Với những lưu ý trên đây sẽ giúp các bạn có thêm cho mình những kiến thức và an tâm hơn trước khi tiến hành tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Đồng thời góp phần sức mạnh cùng chung tay đẩy lùi Covid-19 ra khỏi Việt Nam và trên toàn cầu, đưa xã hội trở lại trạng thái hoạt động bình thường.