Nguồn vốn bên ngoài

External capital

Nguồn vốn bên trong (1)

Hình minh họa

Nguồn vốn bên ngoài (External capital)

Định nghĩa

Nguồn vốn bên ngoài trong tiếng Anh là External capital. Nguồn vốn bên ngoài bao gồm tất cả các nguồn vốn huy động từ bên ngoài của doanh nghiệp.

Thuật ngữ liên quan

Nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh nguồn gốc của vốn mà doanh nghiệp huy động sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp.

Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp:

- Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn, nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.

- Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn, nguồn vốn được chia ra thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

- Dựa vào phạm vi huy động vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

Nguồn vốn bên trong (Internal Capital) là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

Sự cần thiết của nguồn vốn bên ngoài

- Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. 

- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều công cụ tài chính và hình thức, phương pháp mới cho phép doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn huy động vốn từ bên ngoài.

Đặc trưng của nguồn vốn bên ngoài

- Nguồn vốn bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau:

+ Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân)

+ Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác

+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp

+ Thuê tài sản

+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép)

- Nhìn chung, nguồn vốn bên ngoài chủ yếu hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu là tài trợ gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tài trợ trực tiếp thông qua thị trường vốn như thị trường chứng khoán.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: