|
Từ 17h ngày 09/10 đến 17h ngày 10/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.528 ca nhiễm mới. |
Theo Bộ Y tế, tính từ 17h ngày 09/10 đến 17h ngày 10/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.528 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 3.513 ca ghi nhận trong nước (giảm 999 ca so với ngày trước đó) tại 41 tỉnh, thành phố (có 1.211 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh bao gồm: TP. Hồ Chí Minh (1.067), Bình Dương (782), Đồng Nai (662), An Giang (128), Bình Thuận (109), Kiên Giang (94), Long An (77), Tiền Giang (64), Tây Ninh (59), Cà Mau (48), Cần Thơ (41), Khánh Hòa (40), Đồng Tháp (39), Bạc Liêu (38), Hậu Giang (30), Trà Vinh (29), Gia Lai (25), Hà Nam (22), Hà Giang (18), Bình Phước (16), Thanh Hóa (14), Quảng Trị (14), Quảng Ngãi (12), Bến Tre (12), Ninh Thuận (12), Đắk Nông (11), Vĩnh Long (10), Bình Định (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Phú Yên (5), Vĩnh Phúc (5), Quảng Nam (3), Thừa Thiên Huế (2), Hải Dương (2), Bắc Ninh (2), Đà Nẵng (2), Lai Châu (2), Hà Nội (1), Hà Tĩnh (1), Sơn La (1), Kon Tum (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là TP. Hồ Chí Minh (-595), Sóc Trăng (-192), An Giang (-180).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Đồng Nai (+87), Cần Thơ (+23), Trà Vinh (+21).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là 4.435 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 839.662 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.529 ca nhiễm).
Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình.
Có 12 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (410.128), Bình Dương (222.082), Đồng Nai (54.989), Long An (33.303), Tiền Giang (14.541).
Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn hôm nay cho biết có thêm 21.398 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Như vậy, tổng số ca được điều trị khỏi là 782.199 ca; Số bệnh nhân nặng đang điều trị hôm nay là 5.014 ca.
Trong ngày 10/10, Hệ thống Quốc gia ghi nhận 113 ca tử vong, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh (82), Bình Dương (12), Ninh Thuận (6), Long An (4), Đồng Nai (3), Tây Ninh (1), Bình Phước (1), Đắk Nông (1), Đắk Lắk (1), Cà Mau (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 119 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.555 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua, các địa phương đã thực hiện 174.669 xét nghiệm cho 351.495 lượt người; Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 20.074.468 mẫu cho 55.969.267 lượt người.
Trong ngày 09/10 có 1.284.099 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 53.231.969 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 38.259.436 liều, tiêm mũi 2 là 14.972.533 liều.
THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý:
TP. Hồ Chí Minh: Triển khai hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tình hình mới. Theo hướng dẫn, khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và các đơn vị điều trị trong ngày của các cơ sở y tế chỉ thực hiện khai báo y tế điện tử, tổ chức phân luồng, sàng lọc đối với tất cả người bệnh khi đến khám bệnh tại các cơ sở y tế theo quy định của Bộ Y tế; chú ý khai thác các triệu chứng, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 để làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Đối với trường hợp cấp cứu, cần ưu tiên can thiệp cấp cứu người bệnh ngay, sau khi người bệnh ổn định cần xem xét chỉ định làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên nếu có triệu chứng nghi ngờ.
- TP. Hà Nội: Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ.
- Tỉnh Bình Dương: khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện test nhanh mẫu gộp để tiết kiệm chi phí trong thời gian đầu khôi phục sản xuất. Theo đó, người lao động trước khi vào doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải được xét nghiệm sàng lọc ít nhất 2 lần (lần 1 bằng xét nghiệm test nhanh hoặc PCR trước khi doanh nghiệp hoạt động 3 ngày, lần 2 bằng xét nghiệm test nhanh vào ngày người lao động bắt đầu làm việc).
- TP. Hải Phòng: triển khai, bố trí tiếp nhận hành khách các chuyến bay thương mại nội địa về Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi. Theo đó, hành khách các chuyến bay này phải đáp ứng những yêu cầu như: Phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên sổ Sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó mũi cuối cùng được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19); có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.
|
http://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202110/ngay-1010-co-3528-ca-mac-moi-covid-19-them-113-ca-tu-vong-tai-11-tinh-thanh-7431cdb/