Sáng 27.4, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam làm lễ xuất quân tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), thực hiện nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc tại phái bộ UNISFA.
Lực lượng tham gia lần này gồm Đội công binh 184 người, đã có thời gian chuẩn bị hơn 5 năm, với nhân lực có chuyên môn cao. Đa phần là kỹ sư, chuyên gia máy, thợ xây dựng… bậc cao, được tuyển chọn từ 21 đơn vị để triển khai huấn luyện. Điểm đến lần này của các cán bộ, chiến sĩ sẽ là phái bộ UNISFA, có vị trí nằm ở Abyei, châu Phi.
Abyei là khu vực có diện tích hơn 10.000 km2, nằm ở biên giới giữa Sudan và Nam Sudan. Abyei được trao "quy chế hành chính đặc biệt" bởi Nghị định thư năm 2004 về Giải quyết Xung đột trong cuộc nội chiến Sudan.
Phái bộ Liên hợp quốc tại Abyei. (Nguồn: Liên hợp quốc)
Theo QĐND, Abyei dồi dào tài nguyên dầu mỏ là khu vực tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan nên luôn tiềm ẩn những tình huống bất ngờ về an ninh. Đại tá Mạc Đức Trọng - Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tại phái bộ ở Abyei, Đội trưởng Đội Công binh số 1 của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - cũng từng chia sẻ thêm về những khó khăn trong hành trình tới Abyei trước đây.
Hành trình gần như là duy nhất từ thủ đô Khartoum tới Kadugli của Sudan rồi mới tới được Abyei. Vượt qua gần 1.000km, các sĩ quan trong đoàn khảo sát mới tới được nơi cần tới trên một chiếc trực thăng đáp tại bãi đỗ duy nhất. Thông thường, mỗi ngày chỉ có một chuyến bay chở tối đa 20 người. Sau khi sang địa bàn, thời gian đầu, Đội Công binh số 1 phải dựng lều ở tạm cho đến khi hoàn thành việc xây dựng các nhà ở lắp ghép kiểu container. LHQ trước đây yêu cầu Đội Công binh Việt Nam phải tự bảo đảm hậu cần trong 42 ngày đầu tới địa bàn, nhưng sau giảm chỉ còn 12 ngày và LHQ sẽ cung cấp thực phẩm để đội tự nấu.
Đây là lần đầu tiên, Việt Nam đưa một lực lượng lớn tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc kể từ khi bắt đầu tham gia vào tháng 6.2014 đến nay.
Trước đó, theo thông tin từ Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), toàn bộ trang thiết bị của Đội Công binh được vận chuyển đợt này gồm 147 loại xe, máy bao gồm các loại xe máy công binh công trình, các loại xe tải trong đó có cả các xe bảo vệ lực lượng. Tổng trọng lượng trang bị, hàng hóa hậu cần khoảng 2.000 tấn.
Toàn bộ vũ khí, trang bị, phương tiện, hàng hóa của Đội Công binh Việt Nam sẽ được Liên hợp quốc vận chuyển bằng đường biển xuất phát từ cảng Hải Phòng đến cảng Sudan; sau đó vận chuyển bằng đường bộ đến Khartoum (Sudan) - Kaduqli (Sudan) - Abyei (UNISFA).
Theo kế hoạch ban đầu, từ tháng 3.2022 Đội Công binh Việt Nam đã phải có mặt tại phái bộ ở Abyei và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên do những trục trặc, khó khăn về tàu biển và đường hàng hải quốc tế cũng như về kỹ thuật tàu, chuyến tàu này bị chậm so với dự kiến của Việt Nam và Liên hợp quốc.
Đội Công binh số 1 của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có tổng quân số 184 người và là lần đầu tiên Việt Nam có Đội Công binh tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cũng là đội hình cấp đơn vị có số lượng thành viên lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình.
Dự kiến cuối tháng 4.2022 đoàn tiền trạm sẽ lên đường sang đón nhận toàn bộ số hàng hóa trang bị này từ cảng Sudan và tại phái bộ ở Abyei. Sau khi đoàn tiền trạm đến phái bộ và triển khai doanh trại cùng hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống văn phòng, đoàn chính sẽ tới Abyei dự kiến vào ngày 10.5.2022, trước khi khu vực này bắt đầu vào mùa mưa.
Các thành viên của đoàn chính sẽ di chuyển bằng máy bay cánh cứng do Liên hợp quốc bảo đảm, với hành trình xuất phát từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đến Entebbe (Uganda), sau đó đến Kaduqli (Sudan). Từ Kaduqli (Sudan), các thành viên của đội cơ động bằng trực thăng của Liên hợp quốc đến Abyei (UNISFA), chia theo các chuyến nhỏ.
Bên cạnh Đội công binh, Việt Nam tiếp tục cử Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan với biên chế 63 quân nhân, trong đó có 10 nữ quân nhân.
Sau 8 năm, Việt Nam đã cử 76 lượt sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ Liên Hiệp Quốc tại phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và UNISFA; cử 189 lượt cán bộ, nhân viên y tế trong đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 tới Phái bộ Nam Sudan.
Sản phẩm Désembre Derma Science High Frequency Cream Professional do Công ty TNHH quốc tế Hyunjin C&T chịu trách nhiệm đưa ra thị trường có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.
Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi thông xe toàn tuyến trong tháng 7/2025 và chính thức đón phương tiện lưu thông vào ngày 19/8/2025 tới đây.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Theo danh sách mà Bộ Tài chính công bố có tới 46 khoản phí, lệ phí trong các lĩnh vực như hàng không, công nghiệp, nông nghiệp, chứng khoán, xây dựng… được giảm mạnh 50%.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 175/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Từ sau ngày 1/7, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh lại cấu trúc sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư khi đưa ra thị trường để phù hợp với quy định mới và không còn bao gồm các quyền lợi khác đính kèm như: tai nạn, bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo, nằm viện...
Từ ngày 1/7, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, có nhiều thay đổi lớn so với quy định hiện hành, giúp mở rộng quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 74.691 người, trong đó có 25.617 lao động nữ.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Sáng 30/6, TP Hà Nội tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu phát điện của Singapore đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 5, theo phân tích dữ liệu thị trường mới nhất, khi nước này tăng cường nhập khẩu điện sạch và đẩy nhanh sản xuất điện mặt trời nội địa.
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định tại tại Nghị định 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong cuộc đua AI, nhiều công việc truyền thống sẽ bị thay thế bởi công nghệ AI, nhưng những lĩnh vực bổ trợ đầy giá trị kinh tế cũng đang lộ diện - nền kinh tế siêu trí tuệ AGI.
Sau khi kiểm tra đột xuất, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, tại thời điểm kiểm tra, có công ty không có bảng hiệu, không trưng bày sản phẩm và không có hoạt động kinh doanh tại địa chỉ theo đăng ký.
Các chuyên gia an ninh mạng vừa phát hiện những bộ dữ liệu trực tuyến chứa tới 16 tỷ thông tin đăng nhập tài khoản từ nhiều nền tảng lớn như Apple, Google và Facebook.
Chiều 26/6, với 440/441 đại biểu có mặt tán thành, 1 đại biểu không tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?