Virus Marburg là gì?

Virus Marburg được mô tả lần đầu tiên vào năm 1967. Nó đã được nhận thấy trong các vụ dịch nhỏ ở các thành phố Đức Marburg và Frankfurt và thủ đô Belgrade của Nam Tư vào những năm 1960. Các công nhân Đức bị phơi nhiễm với các mô khỉ nhiễm bệnh (Chlorocebus aethiops) tại nhà máy công nghiệp chính của thành phố, Behringwerke, sau đó là một phần của Hoechst, và ngày hôm nay của CSL Behring. Trong những vụ bùng phát này, 31 người đã bị nhiễm bệnh và bảy người đã chết.

Marburg là bệnh sốt xuất huyết do virus cùng họ với Ebola gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, Marburg là virus RNA độc nhất về mặt di truyền của động vật thuộc họ filovirus.

Theo WHO, virus ban đầu được truyền sang người từ dơi ăn quả. Trong một số trường hợp, Marburg cũng lây lan giữa các loài linh trưởng, bao gồm giữa người với người, với các triệu chứng nghiêm trọng. Giới chức y tế ở Ghana đã khuyến cáo người dân tránh xa các hang động và hầm mỏ là nơi sinh sống của loài dơi, để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus, và nấu chín kỹ thịt của loài động vật hoang dã này trước khi tiêu thụ.

Virus Marburg là một virus sốt xuất huyết nguy hiểm và hiếm gặp. Ảnh wikipedia
Virus Marburg là một virus sốt xuất huyết nguy hiểm và hiếm gặp. Ảnh wikipedia

Mặc dù CDC cho biết không rõ virus lần đầu tiên lây lan từ vật chủ động vật sang người bằng cách nào, nhưng virus có thể lây lan dễ dàng giữa người với người thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể như máu, nước bọt hoặc nước tiểu. Nó cũng có thể lây lan qua các bề mặt hoặc vật liệu tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị bệnh. Người thân và nhân viên y tế là nhóm dễ bị tổn thương nhất vì họ tiếp xúc gần bệnh nhân, thi thể vẫn có thể phát tán virus cho người chôn cất.

Theo CDC, Marburg cũng có thể lây lan qua tinh dịch của đàn ông đã khỏi bệnh, do virus có thể tồn tại trong một số chất dịch cơ thể của bệnh nhân đã khỏi bệnh, ngay cả khi họ không còn các triệu chứng bệnh nặng. Theo cơ quan y tế, hiện không có bằng chứng cho thấy virus Marburg có thể lây lan qua đường tình dục, hoặc các tiếp xúc khác với dịch âm đạo của phụ nữ từng mắc bệnh.

Virus Marburg nguy hiểm cỡ nào?

Theo WHO, tỷ lệ tử vong dao động từ 24 đến 88%, tùy thuộc vào chủng virus và chất lượng điều trị.

Marburg có khả năng được truyền từ dơi ăn quả châu Phi sang người do những người làm việc trong các hầm mỏ và hang động tiếp xúc với đàn dơi. Đây không phải là bệnh lây truyền qua không khí.

Virus có thể lây lan dễ dàng giữa người với người thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của bệnh nhân như máu, nước bọt, nước tiểu, cũng như trên các bề mặt và vật liệu. Người thân và nhân viên y tế là những đối tượng có nguy cơ cao nhất, thi thể người tử vong vẫn có thể lây nhiễm.

Theo WHO, các triệu chứng của virus Marburg bắt đầu đột ngột. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 21 ngày sau thời gian virus xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh nhân có thể bị sốt cao, đau đầu dữ dội và tình trạng khó chịu nghiêm trọng. Đau nhức cơ bắp cũng rất phổ biến. Vào ngày thứ 3, bệnh nhân có thể bắt đầu bị tiêu chảy - có thể kéo dài một tuần - đau bụng và chuột rút, buồn nôn và nôn. WHO cho biết: “Bệnh nhân trong giai đoạn này được mô tả có đôi mắt sâu, khuôn mặt lờ đờ và vô cùng mệt mỏi”.

virus ban đầu được truyền sang người từ dơi ăn quả.
Virus Marburg ban đầu được truyền sang người từ dơi ăn quả. Ảnh minh họa

Đến khoảng ngày thứ 5, bệnh nhân có thể xuất hiện phát ban không ngứa trên ngực, lưng hoặc dạ dày. Song chẩn đoán lâm sàng của Marburg có thể khó khăn với nhiều triệu chứng tương tự các bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét hoặc sốt thương hàn.

Trong những trường hợp tử vong, người bệnh thường qua đời vào ngày thứ 8-9 sau khi khởi phát triệu chứng. Trước khi tử vong, bệnh nhân bị mất máu, xuất huyết nghiêm trọng, rối loạn chức năng đa cơ quan.

Và trong quá khứ, virus Marburg đã từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân ở nước Đức và Nam Tư (1967), hàng trăm người đã chết vì nhiễm phải loại virus nguy hiểm này.

Và từ đó cho đến nay, cũng như các loại virus gây bệnh sốt xuất huyết khác thì vẫn chưa có một loại vaccine nào để phòng ngừa hay thuốc điều trị. Cách phòng ngừa hiện nay hiệu quả nhất là nên tránh tiếp cận với những khu vực phát hiện virus và có người nhiễm bệnh.