Liều lĩnh chấp nhận Bitcoin, El Salvador đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất càng khiến người dân El Salvador gặp khó do chi phí nhập khẩu nhu yếu phẩm, lương thực, năng lượng tăng cao.

Sau khi đưa Bitcoin thành đồng tiền pháp danh, Tổng thống El Salvador - Nayib Bukele đã nỗ lực bán trái phiếu được hỗ trợ bởi Bitcoin cho các nhà đầu tư quốc tế. Tổng thống Nayib Bukele cũng khẳng định, đây là một lựa chọn tốt hơn so với việc đi vay truyền thống.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã hoàn toàn phá sản khi đã nhiều tháng trôi qua, El Salvador vẫn chưa huy động được một đồng vốn nào trong nỗ lực thu về 1 tỷ USD.

Mọi việc càng trở nên tồi tệ khi những cuộc đàm phán với IMF đang rơi vào thế bế tắc khiến các chủ nợ của El Salvador đang lo ngại quốc gia này sẽ không thể thanh toán khoản trái phiếu 800 triệu USD đáo hạn vào năm 2023.

Dù kế hoạch huy động 1 tỷ USD khi phát hành trái phiếu được hỗ trợ bằng Bitcoin không nhất định phải sử dụng để thanh toán trái phiếu đáo hạn vào tháng 1/2023 nhưng nếu thành công, các thương vụ tiếp theo có thể sẽ là nguồn huy động vốn cho El Salvador trong tương lai.

Thực tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã từ chối cung cấp thêm các khoản vay mới cho El Salvador do lo ngại ảnh hưởng tiêu cực từ việc công nhận Bitcoin làm đồng tiền pháp danh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như sự minh bạch của hệ thống tài chính.

Vào tháng 4/2022, giá trái phiếu đang lưu hành của El Salvador đã giảm 15,1%. Trái phiếu đáo hạn năm 2032 của El Salvador hiện nay được chào bán với mức lãi suất lên đến 24% nhưng cũng không có nhà đầu tư nào "ngó ngàng" tới.

Liều lĩnh chấp nhận Bitcoin, El Salvador đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ
Tháng 11/2021, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele thông báo kế hoạch xây dựng thành phố Bitcoin đầu tiên trên thế giới ở gần một ngọn núi lửa nhưng tham vọng đã sụp đổ khi lượng trái phiếu Bitcoin trị giá 1 tỷ USD để gây quỹ đầu tư cho dự án xây dựng nói trên không được nhà đầu tư nào "ngó ngàng" tới.
Jared Lou - giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại William Blair Investment Mgmt LLC, nhận định: "Nếu Bukele đã không thể huy động vốn trên thị trường trái phiếu, thì quốc gia này làm được gì để trả nợ? Nếu ông ấy tái đắc cử vào năm 2024, có khả năng Bukele sẽ không sẵn sàng để trả nợ hay giúp giá trị của các khoản trái phiếu hồi phục trở lại."

Theo Bloomberg, các nhà đầu tư từ chối mua trái phiếu quốc gia này vì dự đoán trước viễn cảnh El Salvador sẽ vỡ nợ khi họ liều lĩnh chấp nhận Bitcoin. Kể từ khi El Salvador từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán với IMF và dùng Bitcoin làm đồng tiền pháp danh vào năm ngoái, nhà đầu tư đã "mất kiên nhẫn" với trái phiếu chính phủ nước này. Họ không chỉ lo ngại về khả năng chi trả đối với khoản nợ, mà còn là mức độ sẵn sàng thanh toán của quốc gia Trung Mỹ này. Giờ đây, khi ngày đáo hạn trái phiếu vào tháng 1/2023 đang đến gần, mệnh giá trái phiếu 78 cent đang cho thấy sự mất tin tưởng của giới đầu tư thế giới.

El Salvador dự định thu hút những người hâm mộ đến quốc gia này để tạo nên một "Thành phố Bitcoin" (Bitcoin City), nơi thực hiện đào tiền số dùng nguồn năng lượng nhiệt điện từ một núi lửa gần đó. Tuy nhiên, IMF lại phản đối kế hoạch này vì chúng tiềm ẩn nguy cơ quá cao cho hệ thống tài chính. Thông thường IMF sẽ là lựa chọn cuối cùng để các nước vay tiền, thế nhưng chính tổ chức này đã phải hoãn đàm phán với El Salvador để xem xét lại các rủi ro về quyết định chấp nhận tiền số.

Tháng 2/2022, tổ chức Fitch đã hạ xếp hạng tín nhiệm của El Salvador xuống mức "CCC" với lý do nền kinh tế này đang phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn, có nguồn tài chính hạn chế và gánh nặng nợ công được dự tính lên đến 87% GDP trong năm nay.

El Salvador, bitcoin, quốc gia công nhận Bitcoin, vỡ nợ, IMF
Người dân El Salvador đang gặp khó do chi phí nhập khẩu nhu yếu phẩm, lương thực, năng lượng tăng cao.

Tồi tệ hơn, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất càng khiến người dân El Salvador gặp khó do chi phí nhập khẩu nhu yếu phẩm, lương thực, năng lượng tăng cao.

Trước đó, vào ngày 7/9/2021, qua đó biến quốc gia Trung Mỹ này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp trong giao dịch bất chấp việc ccác chuyên gia tài chính đã cảnh báo rằng việc này có thể làm tăng rủi ro tài chính cũng như quy định và hoạt động cho các tổ chức tài chính.

Cụ thể, cơ quan xếp hạng Fitch Ratings lưu ý rằng tiền lãi vốn sẽ không bị đánh thuế và có thể nộp thuế bằng Bitcoin, điều này có thể thu hút dòng vốn Bitcoin nước ngoài, khiến tăng tăng rủi ro mà số tiền thu được từ các hoạt động bất hợp pháp đi qua hệ thống tài chính Salvador.

Bên cạnh đó Fitch cho rằng Bitcoin sẽ tiêu cực đối với các công ty bảo hiểm ở Salvador tiếp xúc với đồng tiền này do rủi ro tiền tệ cao hơn và biến động thu nhập.

Các công ty bảo hiểm nắm giữ Bitcoin trên bảng cân đối kế toán của họ trong thời gian dài sẽ chịu nhiều rủi ro về giá cả, điều này sẽ làm tăng rủi ro tài sản.

Ngay sau khi Luật Bitcoin được thông qua tại El Salvador, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ cấp chất lượng tín dụng của El Salvador và trái phiếu bằng USD của nước này cũng chịu nhiều áp lực.

Ngay cả khi Tổng thống Salvador Bukele đã tạo ra một quỹ tín thác trị giá 150 triệu USD để cho phép chuyển đổi Bitcoin thành USD song nhiều cơ quan tài chính quốc tế vẫn nghi ngờ về cách quốc gia này sẽ tránh được những rủi ro liên quan đến sự biến động mạnh của tiền kỹ thuật số.

Bên cạnh các cảnh báo về những rủi ro về tài chính, thời gian qua kế hoạch Bitcoin của El Salvador cũng gây quan ngại về tác động với môi trường khi con số thống kê cho thấy khai thác tiền kỹ thuật số từ không gian mạng đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và lượng khí thải CO2 toàn cầu từ ngành công nghiệp Bitcoin đã lên tới 60 triệu tấn, tương đương với khí thải của khoảng 9 triệu xe ôtô.

Tuy nhiên, Tổng thống Nayib Bukele đã cố gắng bác bỏ những lo ngại về tính bền vững đối với môi trường sau khi chỉ đạo công ty điện địa nhiệt nhà nước LaGeo phát triển một kế hoạch cung cấp năng lượng tái tạo từ các ngọn núi lửa cho các cơ sở khai thác Bitcoin tuy nhiên kế hoạch này đã bị trì hoãn và chính phủ cho đến nay vẫn chưa đệ trình lên Quốc hội về dự luật chứng khoán kỹ thuật số cần thiết cho việc phát hành.