Làm thế nào để phát triển bền vững nguồn lực tài chính quốc gia?

Chiến lược tài chính đến năm 2030 xác định: Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030. Trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.

Thực tế thị trường tài chính Việt Nam

Nguồn lực (vốn) tài chính là yếu tố then chốt trong hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Vốn tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, tiền giấy…) đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho các loại vốn khác được đưa vào sản xuất, kinh doanh.

Nguồn vốn tài chính gồm 2 loại: Vốn trong nước (vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn đầu tư của các DNNN, vốn tư nhân) và nguồn vốn nước ngoài (FDI, ODA, thị trường vốn quốc tế…).

Hiện nay ở nước ta, nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm 2021-2025 khoảng 32-34% GDP. Tuy nhiên tỉ trọng vốn đầu tư công bình quân 5 năm chỉ chiếm khoảng 16-17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Đến nay, thị trường tài chính Việt Nam đã được hình thành về cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn. Cả 3 thị trường (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) cùng các sản phẩm dịch vụ tài chính phát triển nhanh, xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thống kê cho thấy quy mô của thị trường vốn Việt Nam giai đoạn 2016-2021 tăng trưởng bình quân 28,5%/năm. Đến cuối quý I/2022, quy mô thị trường đạt 134,570% GDP năm 2021, gấp 3,5 lần năm 2015. Trong đó, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 40,7% GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ là 22,7% GDP, trái phiếu DN là 16,4% GDP).

Trong bối cảnh đó, Chiến lược tài chính đến năm 2030 xác định: Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính hướng tới thực hiện nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 - 2030. Trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.

Một số bất cập

Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng so với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng thị trường quốc tế với nhiều ứng dụng công nghệ mới và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro (tình trạng cờ bạc, rửa tiền, chiếm đoạt tài sản, thao túng thị trường, giao dịch nội gián, trục lợi bảo hiểm, tham nhũng, gian lận...).

Có thể nêu một số bất cập của thị trường tài chính như sau.

Chức năng xác định giá cả sản phẩm, dịch vụ chưa bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước-người dân-doanh nghiệp. Bất cập này bộc lộ rõ ở lĩnh vực bất động sản.

Quan hệ giữa lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực tài chính rất chặt chẽ, qua lại hữu cơ. Vì vậy, việc xây dựng chỉ số giá bất động sản là hết sức cần thiết. Lý do là vì giá bất động sản được sử dụng như một trong những chỉ tiêu ổn định hệ thống tài chính và đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ.

Nền kinh tế hiện nay đang tồn tại cơ chế 2 giá đất. Một giá đất theo khung Nhà nước ban hành. Một giá đất khác gọi là giá thị trường. Khoảng chênh lệch giữa 2 giá đất được cho là chưa hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và DN, làm méo mó thị trường bất động sản gây nhiều tiềm ẩn rủi ro cho cả nền kinh tế. Ngoài ra sự bất cập này, trong bối cảnh chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều khác biệt, chưa theo kịp với chuẩn mực kế toán quốc tế, sẽ tạo kẽ hở để một số tổ chức lợi dụng để hạch toán sai bản chất giao dịch…

Với thị trường ngân hàng, quá trình xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết, chủ yếu liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo. Vấn đề này đang ngày càng nghiêm trọng khi xu thế một số DN thay vì huy động vốn sở hữu đã ngày càng dựa vào việc huy động vốn vay của các tổ chức tín dụng bằng các hình thức thiếu minh bạch, phi thị trường, phát hành cổ phiếu và trái phiếu gian lận…

Bên cạnh đó, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chúng ta lại bị tụt hậu nhiều về chất lượng sống ở khu vực thành thị cũng như nông thôn. Vấn đề thất nghiệp, thiếu nhà ở, chất lượng y tế và môi trường chưa cao, tình trạng tội phạm, nghèo đói, ách tắc giao thông… đã gây khó khăn cho người dân thành thị cũng như các cấp chính quyền. Hệ thống tín dụng chưa chuyên nghiệp cùng với các yêu cầu nghiêm ngặt thiếu thực tế đối với các khoản vay đã khiến DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ, hộ gia đình có thu nhập thấp bị loại khỏi mạng lưới cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Việc thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng đã khiến DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ và hộ gia đình nghèo chuyển sang thị trường tín dụng phi chính thức hoặc "tín dụng đen" để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Quy mô TTTC phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, hạn chế khả năng phát triển và hội nhập quốc tế. Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của các định chế tài chính Việt Nam tương đương 219% GDP, thấp hơn so với 320% GDP của bình quân nhóm 5 quốc gia hàng đầu ASEAN.

Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 84% GDP, thấp hơn các thị trường cổ phiếu trong khu vực (từ 93-243% GDP, ngoại trừ Indonesia). Dư nợ thị trường trái phiếu đạt 44,7% GDP, còn nhỏ so với thị trường cổ phiếu và một số thị trường trái phiếu trong khu vực. Trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 14,5% GDP, chỉ bằng khoảng 1/2 bình quân các thị trường trái phiếu doanh nghiệp châu Á (25,8% GDP).

Văn kiện Đại hội XIII nêu rõ: Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường. Thị trường đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông; điều tiết hoạt động của DN, thanh lọc những DN yếu kém.

Bốn lĩnh vực cần tập trung tháo gỡ

Vì vậy, để thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo trên, theo các nhà kinh tế, thị trường tài chính cần tập trung vào 4 lĩnh vực cấp bách.

Cụ thể thứ nhất, xây dựng một thể chế đồng bộ cho thị trường tài chính bảo đảm sự hình thành giá các tài sản tài chính thông qua cơ chế thị trường công khai, minh bạch. Thị trường tài chính phải định giá khách quan và chính xác để tạo tính thanh khoản cho tất cả các nguồn lực khác như vốn sản xuất, con người, xã hội, tài nguyên nhằm huy động tổng lực các nguồn vốn vào phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, trước mắt cần tích hợp với việc sửa đổi Luật Đất đai để có sự thống nhất cơ chế chính sách một giá đất, bảo đảm công bằng và sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác giám sát với 3 nội dung chủ yếu, gồm: Giám sát rủi ro hệ thống; tăng cường phối hợp giữa cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan giám sát; phối hợp, đồng bộ hóa giám sát thận trọng vĩ mô và vi mô.

Ngoài ra, chất lượng công tác thanh tra được nâng cao theo hướng từng bước thiết lập kỷ luật thị trường, cưỡng chế thực thi các quy định pháp lý, nâng cao chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trên TTTC (rửa tiền, chiếm đoạt tài sản, thao túng thị trường, giao dịch nội gián, trục lợi bảo hiểm...). Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cần được cơ cấu lại gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Thứ ba, coi thị trường tín dụng phi chính thức (bao gồm cả tín dụng đen) là một thực tế khách quan trong thị trường tài chính.

Trong vấn đề này, câu hỏi được đặt ra là: Tại sao các DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ, hộ gia đình có thu nhập thấp sử dụng tín dụng phi chính thức cho nhu cầu đầu tư của mình? Vì họ không đủ điều kiện để được cấp tín dụng chính thức hay vì tín dụng phi chính thức là sự lựa chọn khả thi đối với điều kiện kinh tế xã hội và vị trí của họ?

Vì thế, sự nhận thức và nghiên cứu thấu đáo của các nhà hoạch định chính sách tài chính tín dụng vi mô về các vấn đề trên sẽ giúp tìm được một nền tảng trung gian để kênh dẫn vốn và sử dụng vốn ngày một toàn diện góp phần xây dựng một xã hội bền vững.

Thứ tư, định hướng phát triển thị trường tài chính và cộng đồng DN giai đoạn 2021 - 2030 theo hướng bền vững, cạnh tranh lành mạnh, hiện đại, xây dựng cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường bảo hiểm trong nước, từng bước kết nối với thị trường tài chính quốc tế, bảo đảm huy động các nguồn lực tài chính cả trong và ngoài nước để thực hiện tốt các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

https://baochinhphu.vn/lam-the-nao-de-phat-trien-ben-vung-nguon-luc-tai-chinh-quoc-gia-102220830090253008.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 14/1 giảm 400 nghìn đồng ở cả hai chiều

Giá vàng ngày 14/1 giảm 400 nghìn đồng ở cả hai chiều

Tài chính

Mở cửa phiên giao dịch ngày 14/1, giá vàng SJC "bốc hơi" tới 400.000 đồng/lượng, vàng nhẫn giảm 200.000 đồng/lượng.

Kho bạc Nhà nước phải huy động 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025

Kho bạc Nhà nước phải huy động 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025

Tài chính

Năm 2025, Chính phủ tăng cường đầu tư công, đặt ra yêu cầu cao về giải ngân và huy động vốn của KBNN. Khối lượng vốn huy động dự kiến lên đến 500.000 tỷ đồng, đòi hỏi sự nỗ lực lớn.

VN-Index lấy lại phong độ tăng hơn 5 điểm

VN-Index lấy lại phong độ tăng hơn 5 điểm

Tài chính

Tại phiên giao dịch ngày 13/1, khối ngoại bán ròng khoảng 78 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tuy nhiên, dòng tiền tập trung kéo cổ phiếu vốn hóa lớn như tài chính - ngân hàng giúp VN-Index nhanh chóng thu hẹp mức độ thiệt hại và đảo chiều tăng.

Cổ phiếu NVL giảm gần 100% từ đỉnh về mức thấp nhất trong lịch sử, khối tài sản của tỷ phú Bùi Thành Nhơn còn lại bao nhiêu?

Cổ phiếu NVL giảm gần 100% từ đỉnh về mức thấp nhất trong lịch sử, khối tài sản của tỷ phú Bùi Thành Nhơn còn lại bao nhiêu?

Tài chính

Hiện giá cổ phiếu NVL ở mức 9.490 đồng/cổ phiếu, mức giá mới thấp nhất mà cổ phiếu này ghi nhận trong lịch sử niêm yết. Vốn hóa thị trường của Novaland hiện rơi xuống mức 18.508 tỷ đồng.

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh xổ số

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh xổ số

Tài chính

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 14577/BTC-TCNH về việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số.

 Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế âm cổ phiếu không được vào rổ VN30

Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế âm cổ phiếu không được vào rổ VN30

Tài chính

HoSE cho biết việc bổ sung tiêu chí tài chính về lợi nhuận sau thuế dương giúp nâng cao chất lượng của các cổ phiếu được sàng lọc vào rổ VN30, khẳng định các công ty trong rổ chỉ số này đều là các doanh nghiệp có nền tảng phát triển tốt.

Giá vàng phiên đầu tuần ngày 13/1 quay đầu lao dốc

Giá vàng phiên đầu tuần ngày 13/1 quay đầu lao dốc

Tài chính

Giá vàng sáng ngày 13/1 bất ngờ giảm gần nửa triệu đồng/lượng, vàng SJC rơi về mốc 86,6 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

Tài chính

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 lên 7,0% (trước đó là 6,6%).

Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024

Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024

Tài chính

Năm 2024, doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt tới 443.000 tỷ đồng. Giá trị phát hành mới trong năm 2024 bật tăng mạnh sau 2 năm suy giảm (năm 2022 là 270.000 tỷ đồng và năm 2023 là 311.200 tỷ đồng).

Giá vàng ngày 9/1 bất ngờ tăng mạnh

Giá vàng ngày 9/1 bất ngờ tăng mạnh

Tài chính

Giá vàng hôm nay tăng mạnh tại thị trường trong nước, cả vàng miếng SJC và nhẫn trơn đều cán mốc 86 triệu đồng/lượng (bán ra), đồng loạt tăng 500.000 đồng/lượng.

Agoda, Paypal, AirBnb, Booking chưa đăng ký nộp thuế ở Việt Nam

Agoda, Paypal, AirBnb, Booking chưa đăng ký nộp thuế ở Việt Nam

Tài chính

Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam nhưng chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

VN-Index lấy lại phong độ loạt cổ phiếu bank, BĐS, thép 'rầm rập' đi lên

VN-Index lấy lại phong độ loạt cổ phiếu bank, BĐS, thép 'rầm rập' đi lên

Tài chính

Trong phiên giao dịch ngày 8/1, lực cầu bắt đáy gia tăng đã giúp chỉ số VN-Index lấy lại mốc điểm 1.250 điểm.

Hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

Hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

Tài chính

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh giao dịch trở lại trên UPCoM kể từ ngày 13/01, sau khi bị hủy niêm yết trên HNX vào cuối tháng 12/2024.

Giá vàng ngày 8/1 lấy đà bật tăng trở lại

Giá vàng ngày 8/1 lấy đà bật tăng trở lại

Tài chính

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay ngày 8/1 tiếp tục tăng thêm 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều, hiện niêm yết lần lượt ở mức 84,0 – 85,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tăng trưởng tín dụng năm 2024 vượt 15%

Tăng trưởng tín dụng năm 2024 vượt 15%

Tài chính

Tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08 % so với cuối năm 2023, tương đương với 2,1 triệu tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế.

Giá vàng ngày 7/1 giảm nửa triệu đồng, vàng SJC rơi xuống mốc 85 triệu đồng

Giá vàng ngày 7/1 giảm nửa triệu đồng, vàng SJC rơi xuống mốc 85 triệu đồng

Tài chính

Giá vàng những ngày đầu naem 2025 liên tục biến động theo xu hướng giảm. Theo ghi nhận, sáng ngày 7/1, giá vàng SJC rơi xuống mốc 85 triệu đồng, giảm nửa triệu đồng.

Thủ tướng: Sắp xếp để vốn Nhà nước được quản lý tốt nhất và phục vụ cho phát triển đất nước thời kỳ mới

Thủ tướng: Sắp xếp để vốn Nhà nước được quản lý tốt nhất và phục vụ cho phát triển đất nước thời kỳ mới

Tài chính

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc sắp xếp các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải trên tinh thần ''đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết'', để vốn Nhà nước được quản lý tốt nhất và phát triển tốt nhất, phục vụ cho phát triển đất nước thời kỳ mới.

Mức thu nhập trung bình của người lao động năm 2024 là bao nhiêu?

Mức thu nhập trung bình của người lao động năm 2024 là bao nhiêu?

Tài chính

Tính chung năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 610.000 đồng so với năm 2023.

Thực thi ESG trong ngân hàng tại Việt Nam là xu thế tất yếu

Thực thi ESG trong ngân hàng tại Việt Nam là xu thế tất yếu

Tài chính

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra khắc nghiệt, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế bền vững, việc áp dụng mô hình ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng tại Việt Nam.

Cổ phiếu chip toàn cầu tăng mạnh sau khi Foxconn công bố doanh thu

Cổ phiếu chip toàn cầu tăng mạnh sau khi Foxconn công bố doanh thu

Tài chính

Ngày 6/1, cổ phiếu chip (ngành bán dẫn) trên toàn cầu đã tăng mạnh sau khi tập đoàn điện tử Foxconn công bố doanh thu kỷ lục trong quý IV năm 2024. Đây là minh chứng cho thấy làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) đang thực sự bùng nổ.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: