Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) ra quyết định nhắc nhở Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HoSE) chậm công bố thông tin Báo cáo thường niên năm 2022 lần thứ 3.
HoSE cho biết trước đó ngày 24/4 và ngày 8/5, HoSE đã nhắc nhở Đầu tư Hải Phát chậm công bố thông tin Báo cáo thường niên năm 2022.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 quy định: “Công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên theo mẫu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và công bố báo cáo này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 110 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính”.
HoSE nhấn mạnh, đến ngày 15/5, HoSE vẫn chưa nhận được Báo cáo thường niên năm 2022 của Đầu tư Hải Phát. Chính vì vậy, HoSE nghiêm khắc nhắc nhở và đề nghị Đầu tư Hải Phát khẩn trương công bố thông tin Báo cáo thường niên năm 2022 theo quy định.
Đồng thời, HoSE cũng quyết định chuyển cổ phiếu HPX từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 23/5 với lý do tổ chức niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Như vậy, cổ phiếu HPX chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch từ ngày 23/5.
Trước đó, HoSE đã ra quyết định nhắc nhở CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HoSE) lần thứ hai liên tiếp về việc chậm nộp Báo cáo tài chính quý I/2023. Cụ thể, ngày 15/5, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính 3 tháng đầu năm của Đầu tư Hải Phát.
Ngày 4/5, HoSE đã nhắc nhở Đầu tư Hải Phát chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2023 lần thứ nhất. Chỉ trong vòng 11 ngày, HoSE đã hai lần nhắc nhở Đầu tư Hải Phát chậm nộp Báo cáo tài chính quý I/2023.
Lần thứ 3 liên tiếp, HoSE nhắc nhở Đầu tư Hải Phát (HPX) chậm nộp Báo cáo thường niên năm 2022. Ảnh minh họa
Trong một diễn biến khác, vừa qua Chủ tịch HĐQT Đầu tư Hải Phát Đỗ Quý Hải cùng vợ và em trai bị xử phạt vì bán "chui" cổ phiếu HPX. Theo đó, ông Đỗ Quý Hải bị xử phạt số tiền gần 1,26 tỷ đồng và đình chỉnh giao dịch có thời hạn 4 tháng do có hành vi vi phạm không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Bà Chu Thị Lương (vợ ông Hải) bị xử phạt 512,94 triệu đồng và đình chỉ giao dịch 4 tháng. Ông Đỗ Quý Đường bị xử phạt 206,48 triệu đồng và đình chỉ giao dịch 4 tháng vì cùng hành vi.
Lý do, ngày 30/11/2022 cả ba nhân vật này đều thực hiện bán số lượng lớn cổ phiếu HPX. Cụ thể, ông Hải bán 6.279.600 cổ phiếu HPX, bà Chu Thị Lương đã bán 2.564.700 cổ phiếu HPX, ông Đỗ Quý Đường bán 1.032.400 cổ phiếu HPX. Cả ba người này đều không báo cáo cơ quan chức năng trước khi thực hiện giao dịch.
Không những vậy, gia đình Chủ tịch Đầu tư Hải Phát liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu. Ông Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp 1.060.100 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 14,73% về còn 14,39% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 23/3/2023.
Tính từ đầu năm 2022 tới nay, Chủ tịch Đỗ Quý Hải đã bị bán ra 25,65% vốn điều lệ để giảm sở hữu từ 40,04% về còn 14,39% vốn điều lệ. Trong đó, chủ yếu là bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Tiếp đến, bà Chu Thị Lương cũng giảm sở hữu từ 3,75% về còn 2,05% vốn điều lệ. Ông Đỗ Quý Đường giảm sở hữu từ 1% về còn 0,17% vốn điều lệ. Ông Đỗ Quý thành, Phó Tổng giám đốc bán ra toàn bộ 2,93% vốn điều lệ để giảm sở hữu về 0 cổ phiếu.
Trước đó, ngày 30/11/2022, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital bán ra toàn bộ 36.213.187 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 11,91% vốn điều lệ về 0% vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, ngày 12/4/2023 là hạn thanh toán lãi trái phiếu kỳ thứ 5 của mã trái phiếu HPXH2224001 cho 34 trái chủ.
Đầu tư Hải Phát cho biết, đến hạn thanh toán lãi, Công ty thanh toán đúng hạn cho 33/34 trái chủ, còn lại 1 trái chủ (không đề giá trị chậm thanh toán lãi), Công ty và trái chủ có biên bản thống nhất về việc thanh toán đầy đủ tiền lãi trước ngày 20/4/2023.
Lý do về việc chậm thanh toán được Đầu tư Hải Phát đưa ra do thị trường bất động sản gặp khó trong bối cảnh nguồn tín dụng cho bất động sản bị siết chặt, thanh toán giảm làm ảnh hưởng đến dòng tiền thu từ các dự án của Công ty nên đến ngày 12/4/2023, Công ty chưa thể thu xếp đủ số tiền lãi trả cho trái chủ.
Theo tìm hiểu, trái phiếu mã HPXH2224001 được phát hành ngày 12/1/2022, đáo hạn ngày 12/1/2024, mệnh giá 350 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm và đơn vị lưu ký là CTCP Chứng khoán Navibank.
Sau 2 buổi tổng hợp luyện, 1 buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễn ra tại TP HCM, sáng ngày (27/4), lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành diễn ra tại đường Lê Duẩn. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30/4 tới.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Chủ nhân của số thực phẩm này được xác định là một phụ nữ SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?