Người đẹp, hoa hậu đồng loạt kêu gọi từ thiện vào quỹ cá nhân của chủ câu lạc bộ

Cụ thể, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã đăng một bài viết lên trang Facebook cá nhân với nội dung kêu gọi người hâm mộ ủng hộ tiền để hỗ trợ đồng bào miền Trung đang bị chịu ảnh hưởng bởi bão Noru. Tuy nhiên, việc ủng hộ được Hoa hậu Thùy Tiên kêu gọi chuyển vào Câu lạc bộ Suối Mát Từ Tâm vưới số tài khoản cá nhân Phạm Thị Kim Dung tại ngân hàng ACB, được biết câu lạc bộ Suối Mát Từ Tâm do bà Phạm Kim Dung sáng lập.

Đồng thời, người đẹp cũng khẳng định, CLB Suối Mát Từ Tâm sẽ trích quỹ từ thiện 500 triệu đồng và vận động thêm các mạnh thường quân, nhà hảo tâm để giúp đỡ bà con.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Thùy Tiên nên kêu gọi người dân ủng hộ vào quỹ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ thay vì vào tài khoản của một cá nhân. Trong khi đó, số khác đánh giá hành động của hoa hậu nên được ghi nhận, không nên bị chỉ trích vội vàng.

Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Thu Hà và câu chuyện kêu gọi ủng hộ miền Trung liên quan tới CLB Suối Mát Từ Tâm
Loạt Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Hà... "quay xe" xóa số tài khoản cá nhân kêu gọi ủng hộ miền Trung.

Trước những ý kiến từ công chúng, ngay sau đó, Miss Grand International 2022 đã có lên tiếng về việc kêu gọi từ thiện như sau: "Bản thân Tiên khi đóng góp cũng chỉ mong có thể lan toả được nhiều và giúp đc cho nhiều người dân hơn. Nhưng sau khi ghi nhận những góp ý của tất cả mọi người, Tiên quyết định chỉ đóng góp cá nhân và đã ngừng đưa thông tin số tài khoản Tiên đã đóng góp để tránh những thông tin tiêu cực xung quanh.

Tất cả những ai đã đóng góp vào tài khoản chị Phạm Kim Dung qua Fanpage của Tiên vừa rồi, nếu cảm thấy không tin tưởng hãy liên lạc qua Fanpage Tiên và gửi biên nhận, Tiên sẽ đối chiếu với giao dịch trên tài khoản của chị Dung và hoàn trả lại cho bạn.

Và chắc chắn những khán giả đã đặt niềm tin ở Tiên, ở CLB Suối Mát Từ Tâm thì chúng tôi sẽ thực hiện lời hứa của mình, hết sức vì bà con miền Trung. Cầu mong bình yên đến với tất cả chúng ta".

Ngoài Hoa hậu Thùy Tiên, rất nhiều người đẹp cùng công ty quản lý như Hoa hậu Tiểu Vy, Mai Phương, Á hậu Phương Anh... cũng đồng loạt kêu gọi từ thiện về tài khoản từ kiện CLB Suối Mát Từ Tâm.

Đáng chú ý, cùng với nội dung kêu gọi từ thiện miền Trung bằng cách ủng hộ vào CLB Suối Mát Từ Tâm nhưng Hoa hậu Đỗ Thị Hà lại cho biết CLB này sẽ ủng hộ 300 triệu chứ không phải 500 triệu như Hoa hậu Thùy Tiên thông tin.

Phạm Thị Kim Dung - Người sáng lập CLB Suối Mát Từ Tâm là ai?

CLB Suối Mát Từ Tâm mới do bà Phạm Kim Dung - CEO của công ty CP Giải trí Sen Vàng sáng lập. Công ty hoạt động chuyên về mảng truyền thông.

Tại buổi lễ ra mắt vào ngày 20/4/2021, CLB Suối Mát Từ Tâm được giới thiệu là ý tưởng của các hoa hậu muốn dùng hình ảnh, sức lan tỏa của mình để kêu gọi cộng đồng cùng đồng hành các hoạt động thiện nguyện trên khắp cả nước. Do đó, CLB từ thiện này có 4 hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, Trần Tiểu Vy, Lương Thùy Linh và Đỗ Hà đảm nhận vai trò đồng chủ tịch danh dự.

Câu lạc bộ được thành lập nhằm kết nối các cá nhân, đoàn thể và cộng đồng để cùng chung tay thực hiện các dự án thiện nguyện trên cả nước. Theo đó, câu lạc bộ sẽ tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ những trường hợp ngặt nghèo, khẩn cấp, các trường hợp chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và dịch bệnh; song hành và tạo tiền đề phát triển, ươm mầm tri thức đối với thế hệ trẻ. Câu lạc bộ còn là nơi xây dựng môi trường và các chiến dịch nhân ái để truyền cảm hứng tới thế hệ trẻ và cùng nhau xây dựng, phát triển các dự án thiện nguyện, công trình có giá trị thụ hưởng lâu dài.

Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Thu Hà cùng loạt người đẹp ngừng kêu gọi ủng hộ miền Trung qua số tài khoản cá nhân
Bà Phạm Kim Dung cùng một số Hoa hậu trong sự kiện ra mắt CLB Suối Mát Từ Tâm.

Bà Phạm Kim Dung (SN 1979), sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Long. Hiện tại, Phạm Kim Dung là cái tên đình đám trong giới hoa hậu, bà Phạm Kim Dung cũng chính là người đứng đầu của 5 công ty: Sen Vàng chuyên về tư vấn chiến lược truyền thông, sản xuất chương trình truyền hình, tổ chức sự kiện; Công ty PGM chuyên về nội dung mạng viễn thông; Công ty Maii vàng sản xuất phim; Công ty Nắng Vàng – Công ty quản lý, đào tại tài năng và Công ty CP Giải trí Sen Vàng với hoạt động là đưa các nhan sắc Việt đi thi quốc tế.

Dù hoạt động trong khá nhiều mảng, song 2 lĩnh vực chính đem lại danh tiếng cho bà Phạm Kim Dung chính là chương trình thực tế và các cuộc thi hoa hậu.

Được biết, Công ty Sen Vàng là đơn vị phối hợp cùng với báo Tiền Phong tổ chức cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Việt Nam các năm 2014, 2016, 2018. Sau đó, bà Phạm Kim Dung phối hợp với Công ty Elite Việt Nam để chính thức nắm giữ các bản quyền cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

Bà Phạm Kim Dung là người sở hữu, nắm giữ trong tay hơn 10 bản quyền cuộc thi hoa hậu lớn ở Việt Nam. Có thể kể đến các cuộc thi: Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hòa bình quốc tế, Hoa hậu siêu quốc gia, Hoa hậu Châu Á Thái Bình Dương,… Không chỉ vậy, bà cũng là người đảm nhận vị trí Phó trưởng ban tổ chức Hoa Hậu Việt Nam nhiều năm liền.

Công ty Sen Vàng đang là đơn vị quản lý nhiều hoa hậu, á hậu lớn như: Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, Nguyễn Thúc Thùy Tiên, Tiểu Vy, Lương Thùy Linh, Đỗ Thu Hà...

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, bà Phạm Kim Dung đã cập nhật trạng thái mới nhất về việc kêu gọi từ thiện, ủng hộ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng cơn bão Noru.

Cụ thể, tổng số tiền đóng góp qua tài khoản đến 12h ngày 28/9/2022 là hơn 439 triệu đồng. Bà Dung sẽ tổ chức vận động từ thiện đến 12h ngày 1/10/2022 và công bố số tiền đến truyền thông. CLB Suối Mát Từ Tâm sẽ đóng góp 500 triệu đồng.

"Chúng tôi đã làm việc với Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc Thành Phố Hồ Chí Minh để cùng thực hiện. Lãnh đạo UBMTT TPHCM sẽ đến nhận bảng tổng số tiền đóng góp tại đêm chung kết Hoa Hậu Hoà Bình Việt Nam - Miss Grand Việt Nam 2022. UBMTTQ TP HCM sẽ chọn các nơi trao hỗ trợ theo số liệu thống kê các địa phương thiệt hại nặng. CLB SMTT sẽ cùng các đơn vị, cá nhân đồng hành sẽ tự đóng góp chi phí để thực hiện chuyến đi trao cùng UBMTTQ TP HCM sau ngày 2/10/2022. Công ty Sen Vàng sẽ trao tặng thêm 3 xe nhu yếu phẩm: gạo, sữa, mì gói. Công ty Vietnam Moving sẽ hỗ trợ 3 xe vận chuyển hàng", bà Phạm Kim Dung chia sẻ trên trang cá nhân.

Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Thu Hà cùng loạt người đẹp ngừng kêu gọi ủng hộ miền Trung qua số tài khoản cá nhân
Bài đăng mới nhất của bà Phạm Kim Dung về việc kêu gọi từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng bởi bão Noru.

Từ thời điểm ra mắt đến nay, CLB có một số hoạt động nổi bật như: Tổ chức buổi khám bệnh miễn phí cho 1.000 công nhân tại Khu công nghiệp Long An vào ngày 25/4/2022; Tổ chức Bếp ăn Suối Mát Từ Tâm bắt đầu từ ngày 7/7/2021 cung cấp những bữa ăn miễn phí cho tuyến đầu chống dịch, người có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại khu cách ly; Chiến dịch trao quà cho người dân khó khăn trong giai đoạn 2 chống dịch tại TP HCM; tặng 400 suất quà cho trẻ em nghèo trong dịp Trung thu 2022...

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, dù đã tổ chức rất nhiều hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo, nhưng trên fanpage Suối Mát Từ Tâm không hề công khai minh bạch, rõ ràng việc chi tiêu cho các hoạt động thiện nguyện.

Cá nhân kêu gọi từ thiện là tốt nhưng cần có tính chuyên nghiệp, quy trình, lịch sử từ thiện thế nào, minh bạch tài chính phải được công khai. Tuy nhiên, đã hơn 1 năm được thành lập nhưng các chương trình từ thiện của Suối Mát Từ Tâm từ năm 2021 đến nay chưa hề công khai công khai các nội dung đã ghi chép trên các phương tiện truyền thông.

Trong khi đó, tại Điều 17 Nghị định 93 ngày 27/10/2021 của Chính phủ, người đứng ra vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thì có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú của người đó.

Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Thu Hà cùng loạt người đẹp ngừng kêu gọi ủng hộ miền Trung qua số tài khoản cá nhân
Trên Fanpage của Suối Mát Từ Tâm không cập nhật cụ thể những thông tin về việc từ thiện theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cá nhân cần mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật. Các thủ tục phải có biên nhận.

Khoản 2, Điều 14 Nghị định 93 nêu rõ quá trình thiện nguyện, cá nhân đó có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp. Sau đó, họ cần công khai các nội dung đã ghi chép trên các phương tiện truyền thông, gửi kết quả bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, người kêu gọi quyên góp có nghĩa vụ cung cấp thông tin đã ghi chép.

Thông tin mà Hoa hậu Thùy Tiên đưa ra trên mạng xã hội không phải là hoạt động kêu gọi ủng hộ từ thiện?

Theo Ts. Ls. Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thì nội dung đăng tải trên Facebook của Hoa hậu Thùy Tiên không nói rõ mình là người đứng ra kêu gọi mọi người (MTQ - mạnh thường quân) đóng góp ủng hộ từ thiện và cũng không sử dụng tài khoản của cá nhân mình. Việc này sẽ không thể hiện nội dung là Hoa hậu Thùy Tiên sẽ chịu trách nhiệm đứng ra tiếp nhận, quản lý, phân phát hàng quà từ thiện theo quy định pháp luật mà đưa thông tin chung chung ở chỗ hoa hậu này thông báo là sẽ góp số tiền 50 triệu đồng vào một tài khoản cá nhân của người khác mang tên Phạm Thị Kim Dung để đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung.

Đồng thời, Hoa hậu Thùy Tiên đã đăng công khai tên cá nhân chủ tài khoản và số tài khoản này trong bài đăng. Nội dung bài đăng của hoa hậu ngắn gọn và chưa thể hiện nội dung ai là người đứng ra kêu gọi quyên góp ủng hộ từ thiện, ai có trách nhiệm tiếp cận nhận, quản lý, phân phát tiền, hàng từ thiện, những đối tượng nào sẽ được thưởng thụ hưởng số tiền, quà từ thiện từ hoạt động kêu gọi này... Chưa đầy đủ những thông tin, yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Trong bài đăng có nhắc đến một câu lạc bộ, một số tài khoản ngân hàng nhưng lại là số tài khoản của cá nhân người đứng đầu câu lạc bộ và thông tin về việc hoa hậu này sẽ góp một khoản tiền cũng như câu lạc bộ này góp một khoản tiền vào tài khoản của một cá nhân bà Phạm Thị Kim Dung... Chính vì vậy, nội dung bài đăng có thể sẽ gây hiểu lầm cho dư luận là hoa hậu này đứng ra kêu gọi quyên góp hoặc cũng có người có thể hiểu rằng câu lạc bộ "Suối Mát Từ Tâm" là chủ thể kêu gọi từ thiện. Đồng thời, mọi người cũng có thể sẽ hiểu rằng cá nhân bà phạm Thị Thị Kim Dung (chủ tài khoản) là người kêu gọi nhưng chưa biết nội Dung cụ thể kêu gọi của bà dung là gì...

Có thể nói rằng, bài đăng của hoa hậu này rất có tính "thời sự", nhiều người còn nói đùa rằng hoạt động quyên góp này "nhanh hơn bão" khi cơn bão Noru vừa mới áp sát đất liền, chưa gây ra thiệt hại đáng kể, chưa thống kê được thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, pháp luật quy định là sau khi thiên tai xảy ra, xác định được thiệt hại thì mới kêu gọi quyên góp ủng hộ.

Cụ thể, tại Điều 6, Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bênh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bênh hiểm nghèo quy định "Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân, tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại, việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện của các tổ chức được thực hiện theo các phương thức như sau:

"1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ Nhân dân và các địa phương bị thiệt hại.

2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi, vận động tổ chức chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước ủng hộ theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động Chữ thập đỏ.

3. Các cơ quan thông tin đại chúng hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố theo quy định của pháp luật.

4. Các quỹ từ thiện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trên địa bàn thuộc phạm vi hoạt động.

5. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện, các tổ chức có thông báo trên trang thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin truyền thông cam kết về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, đối tượng hỗ trợ, thời gian thực hiện hỗ trợ và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

6. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai kêu gọi, vận động nguồn đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.".

Điều 17 của nghị định này cũng quy định cá nhân có quyền thực hiện kêu gọi, tiếp nhận, phân phối tiền, hàng từ thiện theo quy định, quy trình, thủ tục luật định. Như vậy, theo quy định tại Điều 6 và Điều 17 của Nghi định 93 thì có rất nhiều chủ thể có thể đứng ra kêu gọi, vận động nguồn đóng góp tự nguyện để ủng hộ đồng bào đang gặp thiên tai, khó khăn trong đó có các cá nhân, doanh nghiệp, các quỹ từ thiện..., tuy nhiên thời điểm kêu gọi vận động là khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố đã xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Trong khi đó, cơn bão chưa vào đất liền, thiệt hại chưa xảy ra, chưa xác định được thiệt hại xảy ra với cá nhân nào, địa phương nào mà hoa hậu đã kêu gọi từ thiện thì tôi cho rằng là "hơi sớm". Cơn bão nào cũng có thể gây ra thiệt hại, dự tính về vị trí đổ bộ, hướng đổ bộ, thời điểm đầu bộ, mức tàn phá của bão có thể có những mức độ chính xác khác nhau, thiệt hại với mỗi cơn bão cũng khác nhau, mỗi địa phương, gia đình cũng khác nhau. Bởi vậy, khi đã có thiệt hại thực tế mà người dân, chính quyền địa phương không thể tự khắc phục được thì họ mới cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các tổ chức cá nhân khác.

Chính vì vậy, Nghị định mới quy định về điều kiện, thủ tục để thực hiện hoạt động kêu gọi quyên góp vận động từ thiện tránh việc lợi dụng, lạm dụng hoạt động kêu gọi để trục lợi, đánh bóng tên tuổi, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức cá nhân.

Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Thu Hà cùng loạt người đẹp ngừng kêu gọi ủng hộ miền Trung qua số tài khoản cá nhân

Thông tin mà Hoa hậu Thùy Tiên đưa ra trên mạng xã hội không phải là hoạt động kêu gọi ủng hộ từ thiện?

Điều 17, Nghị định 93 cũng quy định về vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện của cá nhân như sau: Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

Như vậy, Điều 17, Nghị định 93 đã giải quyết được những tồn tại, tranh cãi trước khi có văn bản này, tránh việc lạm dụng kêu gọi quyên góp từ thiện để trục lợi như những sự việc đã xảy ra trước năm 2020.

Theo quy định pháp luật hiện nay thì việc kêu gọi vận động tổ chức cá nhân đóng góp tiền, quà để từ thiện thì nội dung phải đầy đủ, chi tiết về: "mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối" và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

Nội dung thông tin đăng trên Facebook của Hoa hậu Thùy Tiên chưa đầy đủ các thông tin nêu trên và không rõ ai là người đứng ra kêu gọi vận động? Ai là người tiếp nhận ? Địa điểm tiếp nhận? Phương thức quản lý và cũng chưa thể hiện được tài khoản cá nhân trên có phải là tài khoản đăng ký để thực hiện hoạt động từ thiện hay không? Đã thông báo cho ủy ban nhân dân cấp xã hay chưa? Người được hỗ trợ và nhân dân thuộc xã nào, huyện nào, tỉnh nào...

Nội dung bài đăng chỉ thể hiện thông tin là hoa hậu này sẽ đóng góp một số tiền vào tài khoản của cá nhân, để thực hiện hoạt động từ thiện đối với đồng bào gặp thiên tai trong cơn bão đang diễn ra kèm theo đó là đăng thông tin và số tài khoản cá nhân của người nhận tiền, nhưng nội dung cũng không có tính chất là hô hào, kêu gọi mọi người đóng góp tiền vào đó, cũng không rõ người có tên tài khoản đó có hô hào, có đồng ý tiếp nhận tiền từ thiện hay không?

Ngoài ra, trong bài đăng của Hoa hậu Thùy Tiên và nhiều người đẹp khác còn nhắc tên đến một câu lạc bộ mà chưa rõ là phương thức tổ chức hoạt động ra sao, câu lạc bộ này có kêu gọi từ thiện hay không, có cơ quan chức năng nào quản lý câu lạc bộ này hay không?

Nội dung thông tin đăng lên mạng xã hội của Hoa hậu Thùy Tiên và nhiều người đẹp khác là không rõ ràng và gây tranh cãi. Nếu những người hâm mộ, các mạnh thường quân mà đóng góp tiền vào tài khoản của cá nhân bà Phạm Thị Kim Dung nào đó thì có thể sẽ tạo ra những tranh chấp mâu thuẫn về mặt dân sự, có thể sẽ dẫn đến những khiếu kiện trong thời gian tới bởi hoạt động kêu gọi, vận động từ thiện không rõ ràng, không tuân thủ quy định tại Nghị định số 93 của chính phủ hiện nay.

Những năm qua hoạt động kêu gọi từ thiện đã gây ra những tranh cãi trong xã hội, nhiều người bị tố cáo, tố giác, cơ quan điều tra cũng đã vào cuộc phải điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của nhiều tổ chức, cá nhân, gây ra những rạn nứt, mất đoàn kết trong xã hội. Đặc biệt, hoạt động kêu gọi quyên góp từ thiện có dấu hiệu trục lợi đã xảy ra và một số đối tượng đã bị xử lý hình sự, niềm tin của người dân cũng đã giảm suốt đối với việc cá nhân kêu gọi ủng hộ từ thiện, đồng thời gây ra sự hoài nghi, trắc ẩn của người dân về lòng tốt và sự tử tế.

Bởi vậy hoạt động kêu gọi từ thiện nếu không tuân thủ pháp luật, không công khai minh bạch, không có sự giám sát của cơ quan chức năng thì rất có thể bị lạm dụng, bị lợi dụng để phục vụ mục đích nhu cầu cá nhân, gây bất bình đẳng trong xã hội và ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc là "lá lành đùm lá rách".

Khắc Việt chuyển khoản nóng 500 triệu ủng hộ miền Trung thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu chuyện từ thiện ủng hộ đã ồn ào suốt 1 năm qua, những cái tên bị ảnh hưởng là một danh sách kéo dài như Thủy Tiên, Hoài Linh, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng. Những nghệ sĩ lớn năm nay rút kinh nghiệm không đăng bài công khai, chỉ âm thầm trích tiền ủng hộ đồng bào. Có lẽ bởi sự giải ngân chậm chễ 14 tỷ của nghệ sĩ Hoài Linh trước kia đã khiến khán giả phần nào mất niềm tin vào chuyện từ thiện.

Cũng liên quan đến việc kêu gọi từ thiện, ủng hộ người dân miền Trung chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Noru, tối ngày 27/9, ca sĩ Khắc Việt đã công khai ủng hộ miền Trung 500 triệu đồng. Cụ thể, nam ca sĩ chia sẻ: "Khắc Việt sẽ thông qua Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xin được san sẻ cùng đồng bào số tiền 500 triệu đồng để cùng khắc phục hậu quả, và Khắc Việt cam kết sẽ dùng hết nguồn lực hiện có, để đồng hành chia sẻ, khắc phục cùng bà con, để ổn định cuộc sống sau khi cơn bão đi qua".

Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Thu Hà cùng loạt người đẹp ngừng kêu gọi ủng hộ miền Trung qua số tài khoản cá nhân
Khắc Việt chuyển khoản nóng 500 triệu ủng hộ miền Trung, Thùy Tiên lại gây tranh cãi.

Hành động này của ca sĩ Khắc Việt đã nhận được nhiều sự đồng tình của dư luận và người hâm mộ. Bởi việc làm này của Khắc Việt vừa thể hiện được tấm lòng chân thành khi đã bỏ tiền cá nhân ra để làm từ thiện và cũng đáp ứng quy định của pháp luật khi gửi số tiền đó tới một cơ quan Nhà nước, đảm bảo được sự minh bạch, uy tín.

Năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, Khắc Việt cũng cùng nhiều nghệ sĩ đã có những hành động đẹp, góp sức, chung tay cùng người dân chống dịch. Anh đã bỏ tiền túi đặt mua 30.000 chiếc khẩu trang y tế, loại 4 lớp đã được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng để phát miễn phí cho người dân tại Hà Nội, Yên Bái và TP HCM.

Ồn ào từ thiện

Trong năm 2020, việc ca sĩ Thủy Tiên đứng ra kêu gọi ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng lũ lụt của miền Trung tốn khá nhiều giấy mực báo chí cũng như tranh luận từ phía cộng đồng mạng. Ban đầu, hành động lập tức xuống vùng lũ cứu trợ bà con của Thủy Tiên nhận được nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên, vì số tiền chuyển vào tài khoản của Thủy Tiên quá lớn, lên tới gần 200 tỷ đồng đã kéo theo nhiều vấn đề và bình luận trái chiều.

Thủy Tiên gây tranh cãi khi đăng tải bài viết với nội dung xin được trích một phần quỹ hỗ trợ đồng bào lũ lụt miền Trung để ủng hộ một nhóm người Việt tại Nhật. Chưa dừng lại ở đó, Thuỷ Tiên lại nhận nhiều ý kiến trái chiều khi đăng tải clip cô tài trợ tiền cho 2 học sinh nghèo ở vùng lũ tiền sinh hoạt, ăn học từ giờ cho đến hết đại học. Có nhiều người không đồng tình với Thuỷ Tiên vì cho rằng cô đang tuỳ tiện sử dụng tiền cứu trợ lũ lụt miền Trung sai mục đích.

Bên cạnh đó, việc Thủy Tiên không ngần ngại cho người đàn ông lớn tuổi 200 triệu đồng trả nợ ngân hàng cũng gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, cách làm từ thiện kiểu ngẫu hứng của Thủy Tiên hay dừng phát tiền ở Hải Lăng, Quảng Trị khiến hình ảnh của cô méo mó trong lòng người hâm mộ. Dù sau đó, Thủy Tiên lên tiếng xin lỗi nhưng cô bị nhóm an-ti fan chỉ trích khá nặng nề, thậm chí “tấn công” các nhãn hàng mà cô đại diện.

Cho đến thời điểm hiện tại, Thủy Tiên đã minh bạch số tiền cứu trợ miền Trung gần 200 tỷ đồng từ sao kê xác nhận của ngân hàng và một loạt biên bản xác nhận có mộc đỏ của chính quyền các cấp. Thủy Tiên cho biết thêm, bởi đợt 1 cô đi gấp, không kết hợp cùng chính quyền địa phương, không ai xác nhận số tiền chi ra, vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên sợ uy tín sẽ bị ảnh hưởng nếu không minh bạch được nên quyết định tự bỏ tiền túi cho chuyến đi từ thiện đầu tiên là gần 2,7 tỉ đồng.

Ngoài ra, do có một số ý kiến phản ứng chuyện Thủy Tiên cảm tính khi cho một số nạn nhân bão lũ có hoàn cảnh khó khăn nhiều tiền hơn người khác nên cô quyết định bỏ thêm hơn 1 tỉ đồng nữa vào quỹ cứu trợ miền Trung, để tránh dùng tiền chung "cảm tính" khiến người đóng góp thông qua Thủy Tiên có thể không hài lòng. Cô cho biết, tiền đi lại, ăn ở, vé bay cả đoàn trong 40 ngày là 250 triệu đồng Thủy Tiên cũng tự bỏ tiền của mình.

Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Thu Hà cùng loạt người đẹp ngừng kêu gọi ủng hộ miền Trung qua số tài khoản cá nhân
Vợ chồng Thủy Tiên phát quà cứu trợ lũ lụt cho người dân ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.

Vào cuối năm 2020, miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ. Bên cạnh Thủy Tiên, nhiều nghệ sĩ đứng ra kêu gọi ủng hộ bà con gặp khó khăn, trong đó, có cả Hoài Linh.

Cụ thể, 11/11/2020, nam nghệ sĩ thông báo số tiền quyên góp được là hơn 13,4 tỉ đồng. Sau khi đóng tài khoản, nam nghệ sĩ hứa sẽ tự mình ra miền Trung để cứu trợ.

Tuy nhiên 6 tháng sau, Hoài Linh vẫn chưa đưa ra thông báo cụ thể về các hoạt động giúp đỡ người dân.

Sau đó vào đầu tháng 5/2021, Hoài Linh bị doanh nhân Nguyễn Phương Hằng liên tục đặt nghi vấn về số tiền 13,4 tỉ đồng mà nam nghệ sĩ đứng ra kêu gọi hiện đã đi về đâu.

Ngày 24/5, Hoài Linh thừa nhận vẫn giữ số tiền từ thiện hơn 13,4 tỉ đồng trong tài khoản, chưa kịp giải ngân. Tuy nhiên, nam nghệ sĩ phủ nhận chuyện ăn chặn tiền từ thiện và đưa ra một số lý do giải thích cho việc chậm giải ngân.

Tuy nhiên, sau đó nhiều người tỏ thái độ không hài lòng, thậm chí là bức xúc trước cách làm của Hoài Linh. Bởi họ cho rằng nam nghệ sĩ đã giữ tiền từ thiện 6 tháng nhưng không thông báo cho bà con miền Trung và mạnh thường quân.

Sau đó, phía nghệ sĩ Hoài Linh tiết lộ anh mắc bệnh K tuyến giáp vào tháng 9/2020, nhưng đã không công bố. Chính vì thế, nam nghệ sĩ phải điều trị bệnh nên hoãn việc cứu trợ miền Trung. Tuy nhiên, thông tin này bị một số khán giả hoài nghi rằng đây là chiêu trò xoa dịu lòng dư luận của phía nam nghệ sĩ.

Đến 5/6/2021, Hoài Linh đăng tải video giải trình về hoạt động kêu gọi từ thiện ủng hộ miền Trung lũ lụt hồi năm 2020. Anh công khai sao kê ngân hàng cũng như giấy xác nhận từ địa phương về các khoản đã giải ngân. Cùng với đó, anh gửi lời xin lỗi đến bà con miền Trung, mạnh thường quân và xin rút khỏi chương trình "Thách thức danh hài".

Thời điểm đó, nam nghệ sĩ liên tục gặp rắc rối khi có thông tin anh bị HTV cấm sóng lẫn bị gửi đơn yêu cầu tước danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Sau đó, Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng chưa đủ cơ sở để xem xét việc tước danh hiệu của Hoài Linh.

Sau đó, anh tiếp tục dính ồn ào bị sửa thông tin trên Wikipedia với từ ngữ nặng nề, thóa mạ. Ngoài ra vị trí được cho là khu nhà thờ Tổ của anh cũng bị sửa thành “Trung tâm từ thiện 14 tỉ".

Sau đó, Hoài Linh còn bị 4 người gửi đơn đến Cơ quan CSĐT Công an TPHCM tố cáo về việc nam nghệ sĩ có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hơn 13 tỉ đồng qua việc kêu gọi từ thiện giúp đỡ các tỉnh miền Trung vào tháng 10/2020.

Đến 22/12/2021, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết vừa có quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan việc quyên góp từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh vì không có dấu hiệu tội phạm.

Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Thu Hà cùng loạt người đẹp ngừng kêu gọi ủng hộ miền Trung qua số tài khoản cá nhân
Nghệ sĩ Hoài Linh.

Tại buổi họp báo Bộ Công an chiều 28/12/2021, Thiếu tướng Hồ Sỹ Niêm, phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C02), cho biết từ tháng 5 đến nay các trang mạng thông tin đại chúng, mạng xã hội liên tiếp phản ánh tình hình không minh bạch trong hoạt động từ thiện của một số nghệ sĩ như Thủy Tiên, Công Vinh, Trấn Thành, Hoài Linh… trong đợt cứu trợ mưa lũ năm 2020.

C02 đã xác minh sự việc trên theo phân công của lãnh đạo Bộ Công an. Ngoài phản ánh từ mạng xã hội, một số trường hợp cũng gửi đơn đến C02 phản ánh câu chuyện này.

Kết quả xác minh cho thấy, các nghệ sĩ kêu gọi ủng hộ từ thiện có công khai tài khoản nhận tiền quyên góp, trong thời gian nhất định đã đóng tài khoản. Sau khi có lượng tiền ủng hộ, các cá nhân trực tiếp hoặc thông qua đại diện đến địa phương làm công tác từ thiện.

"Cơ quan điều tra xác định lượng tiền vào tài khoản từ thiện và số tiền các cá nhân này đi ủng hộ. Kết quả xác minh đến nay cho thấy số tiền vào tài khoản của họ còn ít hơn số tiền các cá nhân đã đi ủng hộ. Cái này có xác nhận của UBND, Mặt trận Tổ quốc hoặc các cá nhân nhận sự ủng hộ", ông Niêm thông tin.

Theo lãnh đạo C02, đơn vị này cùng với viện kiểm sát tiếp tục xác minh thêm, khi có kết quả cuối cùng sẽ thông báo cụ thể.

Charme Perfume – Nhà tài trợ nước hoa chính thức Miss Universe Vietnam 2022

Vào tháng 4/2022, Công Ty Cổ phần Charme Perfume đã trở thành nhà tài trợ chính thức của cuộc thi sắc đẹp Miss Universe Vietnam 2022.

Những năm gần đây, thương hiệu nước hoa Charme Perfume của Công ty Cổ phần Charme Perfume nổi lên trên thị trường với hàng loạt cửa hàng trên cả nước. Sản phẩm nước hoa Charme Perfume được giới thiệu đến từ Pháp nhưng sau khi Báo Công Thương "phanh phui" về mẹ đẻ của dòng nước hoa Charme Perfume khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng khi sử dụng sản phẩm này.

Trên website http://charmeperfume.vn - website chính thức của thương hiệu nước hoa Charme Perfume thì phần giới thiệu thể hiện: “Nước hoa Charme được nhập khẩu nguyên liệu hoàn toàn từ Pháp và được sản xuất chiết rót tại nhà máy Việt Nam theo công thức hoàn toàn được chuyển giao từ châu Âu với công nghệ điều chế và chưng cất hiện đại. Nhà máy sản xuất đạt chuẩn ISO và GMP.”.

Theo phản ánh của Báo Công thương, trái ngược với những lời quảng cáo hoa mỹ về một nhà máy đạt chuẩn ISO và GMP, những video, hình ảnh hào nhoáng về một dây chuyền sản xuất công nghệ châu Âu, bên trong nhà máy có một số máy móc sang chiết thô sơ, đóng gói thủ công với can nhựa, bìa carton, thùng phuy lỉnh kỉnh khắp nơi.

Ngay trong chính xưởng sản xuất lại là hình ảnh các công nhân đang bóc, gỡ hàng từ các thùng hàng có in bao bì toàn tiếng Trung Quốc. Thậm chí các thùng hàng này còn được in rất rõ dòng chữ “Made in China”, thậm chí còn có thùng ghi rất rõ “Charem Made in China”. Trong nơi sản xuất của Charme Perfume còn rất nhiều các thùng hàng khác cũng đề chữ “Made in China”.