Hệ thống cân bằng thuế
Tax equalization system
Hệ thống cân bằng thuế
Khái niệm
Hệ thống cân bằng thuế trong tiếng Anh gọi là: Tax equalization system.
Hệ thống cân bằng thuế là phương tiện nhằm đảm bảo thu nhập sau thuế của nhân viên làm việc tại nước sở tại bằng với thu nhập sau thuế khi họ làm việc tại nước nhà.
Mỗi quốc gia có pháp luật về thuế riêng, áp dụng cho thu nhập của công dân nước đó, hay cho thu nhập của công dân nước ngoài làm việc tại nước họ, hay cho công dân nước họ làm việc tại nước ngoài.
Hệ thống cân bằng thuế thông dụng nhất là thông qua phòng kế toán để xử lí thuế của các nhân viên xuất ngoại làm việc.
Một kế toán của doanh nghiệp sẽ xác định mức thuế của nhà quản trị tại nơi người đó sinh sống và mức tại quê nhà đối với cùng một mức thu nhập.
Ví dụ
Hình dưới cho thấy cách một công ty dầu hàng đầu tạo ra những gói lương thưởng cho các nhân viên làm việc tại nước ngoài.
Những khối ở trung tâm phản ánh lương thưởng tại Mỹ của họ, trước khi được xuất ngoại làm việc. Sau khi đà làm việc tại nước ngoài, các khối ở trên và phía dưới được dùng để tính ra những điều chỉnh cần thiết đối với lương những nhân viên này.
Chẳng hạn, một nhà điều hành tại Mỹ được chuyển đến làm việc tại nước ngoài kiếm được 100 ngàn USD mỗi năm, trong đó 25 ngàn để đóng thuế, 10 ngàn tiết kiệm và 65 ngàn còn lại để tiêu dùng. Giả sử thêm nữa là, nhân viên này hiện thời trả 2 ngàn USD tiền thuê phòng mỗi tháng.
Doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tổng lương của người này, cho bằng với mức hiện thời mà ông ta có thể tiết kiệm được tại Mỹ.
Giả sử như chi phí nhà và điện nước tại nước sở tại đắt hơn 20% so với tại Mỹ, và những sản phẩm tiêu dùng khác đắt hơn 10%, do đó doanh nghiệp phải hỗ trợ thêm cho nhân viên này khoản trợ cấp nhà cửa bằng khoản chi phí hiện tại nhân với 20%, hay khoảng 400 USD một tháng.
Phần còn lại trong chi phí tiêu dùng của nhân viên sẽ được tăng thêm 10%. Những điều chỉnh tương tự sẽ được thực hiện ở những bộ phận khác như hình dưới.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?