Thành phố Hà Nội đang cân nhắc về phương án cho học sinh đi học trở lại, tuy nhiên phải vừa đảm bảo an toàn cho học sinh, vừa bảo vệ thành quả phòng chống dịch của thành phố trong thời gian qua.
Báo Lao động đưa tin, tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 và triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Hà Nội, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông tin một số nội dung về tình hình dạy và học của ngành giáo dục thủ đô.
Theo ông Cương, hiện 100% cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT trên địa bàn đang dạy học trực tuyến với 100% học sinh tham gia. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng 4 kịch bản dạy học ứng phó với diễn biến của dịch COVID-19 và báo cáo UBND thành phố. Trong những kịch bản này có việc tổ chức cho học sinh lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12 ở “vùng xanh” được đến trường học tập.
Thành phố Hà Nội đang cân nhắc về phương án cho học sinh đi học trở lại
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng cơ quan y tế đã xây dựng dự thảo bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trường học và hướng dẫn chi tiết phòng chống dịch COVID-19 tại trường để có thể đón học sinh trở lại trường.
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trường học sẽ gồm 15 tiêu chí với 3 giai đoạn: Trước khi học sinh đến trường, khi đến trường và kết thúc buổi học… để đánh giá mức độ an toàn phòng, chống COVID-19 trong trường học.
Bộ tiêu chí sẽ được áp dụng khi mở cửa trường học trở lại nếu điều kiện cho phép, giúp đánh giá nơi nào, cơ sở nào đủ điều kiện để đón học sinh tới trường học tập.
Theo dự thảo bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trường học của Hà Nội, trước khi đến trường, 100% trẻ em mầm non, học sinh phổ thông (gọi chung là học sinh), cán bộ giáo viên thực hiện khai báo sức khỏe, đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến trường.
Ngoài ra, các trường học phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học (thiết bị đo thân nhiệt, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nước uống, nơi rửa tay bằng nước sạch, vệ sinh trường lớp trước khi học sinh đi học).
Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và thực tiễn dịch bệnh tại địa phương. Thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (nếu có) theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.
Ngoài ra, các trường buộc phải có nhân viên y tế trường học, phòng cách ly, phòng y tế đảm bảo theo quy định, có tổ chức tư vấn tâm lý học đường. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho học sinh, cán bộ, giáo viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh và xây dựng phương án xử trí trường hợp có sốt, ho, khó, thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học.
Khi học sinh đến trường, các cơ sở giáo dục phải đảm bảo 100% học sinh, cán bộ, giáo viên được đo thân nhiệt trước khi vào lớp học. Đồng thời phải đảm bảo giãn cách trong và ngoài phòng học, lớp học, phòng làm việc, phòng chức năng, phòng sinh hoạt tại nhà trường theo quy định của Chính phủ.
Thực hiện đầy đủ theo quy định việc lau khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón học sinh sau mỗi lần đưa đón theo quy định, đeo khẩu trang đúng cách trong thời gian ở trường…
Nhân viên bảo vệ nhà trường sẽ không cho học sinh ra khỏi trường trong giờ học. Không cho những người không có nhiệm vụ vào trường.
Khi học sinh kết thúc buổi học phải bảo đảm 100% học sinh, cán bộ, giáo viên đảm bảo giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang từ khi rời trường trở về nhà; 100% học sinh mầm non và tiểu học được nhà trường bố trí giao nhận đầy đủ.
Dựa trên các tiêu chí trên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ thực hiện đánh giá và xếp loại an toàn trường học ở 2 mức: Đạt và không đạt. Nếu đạt từ 7 tiêu chí trở xuống, trường học được đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và chưa được phép đón học sinh đến trường.
Theo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam), trước đó, tại Hội nghị thông tin với báo chí về tình hình chống dịch COVID-19 trên địa bàn ngày 20/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố đang giao các ngành xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh để tập trung thực hiện sau ngày 21/9, tiếp tục chuẩn bị phương án tiêm phủ vaccine mũi 2 cho người dân vào nửa đầu tháng 11/2021, trên cơ sở đó tính phương án cho học sinh quay trở lại trường cũng như các trường Cao đẳng, Đại học hoạt động trở lại.
Thông tin này khiến nhiều người dân băn khoăn bởi tại Hà Nội đã có nhiều “vùng xanh” không có ca F0 trong một thời gian dài. Việc tiếp tục triển khai dạy và học trực tuyến tại các “vùng xanh” này như các vùng khác của thành phố có thực sự cần thiết, có khiến học sinh bị thiệt thòi hay không?
Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, việc cho học sinh trở lại trường học tập là mong muốn của ngành Giáo dục Hà Nội. Với tinh thần “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, ngay sau khai giảng, ngành Giáo dục Hà Nội đã nỗ lực triển khai dạy và học trực tuyến cho học sinh, bước đầu ghi nhận hiệu quả, đáp ứng yêu cầu.
Mặc dù vẫn có những khó khăn nhất định đối với xã hội, đặc biệt là với giáo viên và học sinh khi phải dạy và học trực tuyến, nhưng để học sinh trở lại trường cần phải cân nhắc để vừa đảm bảo an toàn cho học sinh, vừa bảo vệ thành quả phòng chống dịch mà thành phố đã thực hiện trong thời gian qua. Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng một số kịch bản cho học sinh đi học trở lại, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Để chuẩn bị cho việc học sinh trở lại trường, Sở cũng đã xây dựng Dự thảo về Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trường học và hướng dẫn chi tiết phòng chống dịch tại trường.
Với số lượng học sinh đông nhất cả nước thì việc đảm bảo an toàn cho các em là ưu tiên hàng đầu của thành phố, tránh trường hợp như có địa phương bạn phải tạm ngừng việc học tập trực tiếp ở trường của cả trăm nghìn học sinh vì phát hiện có học sinh và giáo viên dương tính với SARS-CoV-2.
Các chuyên gia an ninh mạng vừa phát hiện những bộ dữ liệu trực tuyến chứa tới 16 tỷ thông tin đăng nhập tài khoản từ nhiều nền tảng lớn như Apple, Google và Facebook.
Chiều 26/6, với 440/441 đại biểu có mặt tán thành, 1 đại biểu không tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết - mức án 7 năm tù tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (án sơ thẩm 18 năm) và phạt 4 tỷ đồng tội "Thao túng thị trường chứng khoán" (án sơ thẩm 3 năm tù).
Từ ngày 1/7, số định danh cá nhân sẽ được sử dụng thay thế hoàn toàn cho mã số thuế. Đây là bước tiến quan trọng của ngành Thuế trong tiến trình hiện đại hóa quản lý thuế, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, mang đến nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động. Trong đó, thời gian nghỉ của lao động nam khi vợ sinh được mở rộng.
Tập đoàn Siemens (Đức) và 3 tập đoàn gồm: Tập đoàn CREC, CRCC, CCCC (của Trung Quốc) bày tỏ mong muốn được tham gia các dự án phát triển hạ tầng, nhất là phát triển đường sắt tốc độ cao của Việt Nam.
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Brand Cheng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty Foxconn Industrial Internet (FII).
Từ 1/7, 8 tội danh sẽ bỏ hình phạt tử hình, trong đó có tội tham ô, tội nhận hối lộ, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
, Cổng thông tin điện tử Chính phủ công bố ngày 24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Bị cáo Hậu hay còn gọi là "Hậu pháo" thừa nhận 3 tội danh trong nội dung cáo trạng là đúng người, đúng tội. Và khai nhận, "bị cáo đưa cho thư ký riêng của chị Lan và nhiều lần ở nhà riêng của chị Lan. Trong những lần đưa này, bị cáo cho tiền vào va li hoặc cho vào túi xách ngân hàng"...
Theo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, chậm nhất đến ngày 1/7/2027, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm đối với công chức được tuyển dụng trước ngày Luật này có hiệu lực.
Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam, trong nửa đầu năm nay, các cảng hàng không trên toàn quốc đã đón gần 60 triệu lượt hành khách, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long, khi hệ thống đi vào hoạt động, người dân có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa lưu thông trên thị trường, qua đó, góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhập lậu.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi các sở y tế về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm vi phạm trên toàn quốc đối với 20 sản phẩm do Công ty TNHH Quốc tế Đại Cát Á chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa ký ban hành quyết định thu hồi trên toàn quốc Viên nén Alfachim 4.2 (Chymotrypsin (tương đương 21 microkatal chymotrypsin) 4200 IU). Đây là loại thuốc chống phù nề và kháng viêm; dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Theo đó, Thành phố Hà Nội có mã số 01, Thành phố Đà Nẵng mã số 48, Thành phố Hồ Chí Minh mã số 79.
Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính lớn trong lĩnh vực thuế, góp phần đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi tra cứu và giảm chi phí tuân thủ.
Theo báo cáo, giá xuất xưởng mỗi lon sữa là 87.800 đồng, nhưng được bán ra thị trường với giá trung bình hơn 546.000 đồng/lon – cao gấp gần 7 lần giá gốc. Đối với sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27, hồ sơ công bố ghi rõ có 37 thành phần dinh dưỡng, nhưng kết quả giám định của Bộ Công an cho thấy thực tế chỉ có từ 15–17 thành phần, trong đó nhiều chỉ tiêu không đạt 70% so với công bố,...
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?