Giải thưởng năm nay thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ - David Julius và Ardem Patapoutian “vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác”.

Nghiên cứu của họ “sử dụng các tế bào nhạy cảm với áp suất để khám phá một loại cảm biến mới phản ứng với các kích thích cơ học trong da và cơ quan nội tạng”, theo Ủy ban Nobel cho biết. Nghiên cứu này đang được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị cho nhiều triệu chứng bệnh, bao gồm cả đau mãn tính.

Hai nhà khoa học người Mỹ - David Julius và Ardem Patapoutian đoạt giải Nobel Y sinh 2021.
Hai nhà khoa học người Mỹ - David Julius và Ardem Patapoutian đoạt giải Nobel Y sinh 2021.

Diễn ra giữa dịch Covid-19, Nobel 2021 được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Năm ngoái, một số sự kiện bị hủy bỏ, buổi lễ được tổ chức trực tuyến. Lễ trao giải năm nay sẽ kết hợp cả hai hình thức online và trực tiếp.

Tổng tiền thưởng năm ngoái lên tới 10 triệu krona Thụy Điển, tương đương khoảng 1,1 triệu USD.

Năm 2020, Ủy ban Nobel xướng tên ba nhà khoa học người Mỹ và Anh là Harvey Alter, Michael Houghton, Charles Rice, do thành tựu phát hiện virus viêm gan C, góp phần cứu sống hàng triệu người.

Cả ba được vinh danh vì "đóng góp mang tính quyết định trong cuộc chiến chống lại bệnh lây truyền qua đường máu, một vấn đề sức khỏe toàn cầu gây ra xơ gan và ung thư gan giai đoạn cuối", theo Ủy ban Nobel.

Giải Nobel Y sinh 2021 thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ

Cho đến nay, đã có 111 giải Nobel Y Sinh được trao trong giai đoạn 1901-2020, trong đó có 12 phụ nữ nhận được giải thưởng danh giá này. Người trẻ nhất từng nhận giải thưởng là Frederick G. Banting, 32 tuổi, năm 1923 do tìm ra insulin.

Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập ra từ năm 1901 theo di chúc của Alfred Nobel, nhà phát minh - nhà từ thiện người Thụy Điển, để lại năm 1895.

Giải thưởng được trao thường niên cho những cá nhân và tổ chức có cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực y học, hóa học, vật lý, văn học, hòa bình. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập ra Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel, còn gọi là giải Nobel kinh tế. Năm nay là năm thứ hai liên tiếp kể từ năm 1944, lễ trao giải Nobel truyền thống ở Stockholm (Thụy Điển) sẽ không thể diễn ra do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo thông báo Quỹ Nobel đưa ra ngày 23/9, những người đoạt giải sẽ được trao các huy chương và bằng khen ngay tại quê hương của họ. Nếu như không có đại dịch Covid-19, những người đoạt các giải thưởng danh giá này sẽ đến Stockholm để trực tiếp nhận huy chương và bằng khen từ tay nhà vua Thụy Điển trong một buổi lễ trang trọng được tổ chức vào tháng 12 hằng năm.