EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng trong năm 2023, chuyên gia hiến kế

Mới đây, Bộ Công Thương công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).Theo đó, EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng trong năm 2023, các chuyên gia đã phân tích để tìm giải pháp giúp EVN thoát lỗ.

EVN lại báo lỗ

Cụ thể, trong kết quả kiểm tra, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 528.604 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành, tăng 35.338 tỷ đồng (tương ứng tăng 7,16%) so với năm 2022.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,9 đồng/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022 (trong đó các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên).

Tổng chi phí khâu phát điện là 441.356 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.744,12 đồng/kWh.

Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 18.879,15 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 74,61 đồng/kWh. Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 66.773,11 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 263,87 đồng/kWh.

Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.595,60 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,31 đồng/kWh.

Bên cạnh đó, tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo chưa nối lưới điện quốc gia là 428, 54 tỷ đồng.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN bị lỗ hơn 34.240 tỷ đồng. Tuy nhiên, do có thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm hơn 12.420 tỷ đồng nên EVN bị lỗ tổng cộng gần 22.000 tỷ đồng.

“Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 vẫn còn khoản chênh lệch tỷ giá hơn 18.032 tỷ đồng chưa được tính vào giá điện. Đây là khoản chi phí thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện phần còn lại năm 2019 và khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện các năm từ 2020 - 2023”, Bộ Công Thương cho hay.

Cũng theo báo cáo kiểm tra của Bộ Công Thương, các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 khoảng 18.032,07 tỉ đồng, bao gồm phần còn lại khoản chênh lệch tỉ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện phần còn lại năm 2019 và khoản chênh lệch tỉ giá theo hợp đồng mua bán điện các năm từ 2020-2023.

Đây là năm thứ hai liên tiếp tập đoàn này lỗ sản xuất kinh doanh điện. Trước đó, năm 2022 EVN cũng lỗ gần 36.300 tỷ đồng từ hoạt động này.

Chuyên gia hiến kế "thoát lỗ"

Tại Tọa đàm "Giá thành điện – Thực trạng và giải pháp" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, các chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân EVN bị lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện những năm gần đây và kiến nghị các giải pháp để khắc phục.

Theo Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nếu như giá bán điện thấp hơn giá mua vào và giá thành sản xuất thì với tư cách là cơ quan phân phối điện thì EVN bị lỗ là điều nhìn thấy trước được, chênh lệch càng lớn thì lỗ càng lớn và cho dù EVN có tiết giảm chi phí đến mức độ nào đi nữa nhưng vẫn chênh lệch lớn giữa giá mua vào và giá bán ra thì cũng không thể bù cho khoản lỗ đó. Chưa kể việc tiết kiệm chi phí này có thể ảnh hưởng đến hoạt động vận hành hệ thống điện.

Nếu EVN tìm cách giảm giá mua điện đầu vào, khiến cho các nhà sản xuất điện thiếu đi động lực thì sẽ tác động đến đầu tư cho ngành điện.

Nếu giá bán điện không hợp lý thì không khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm, chuyển đổi sang năng lượng tiết kiệm và năng lượng khác.

"Vô hình chung, như tôi vừa nói lúc nãy, đôi khi lợi ích của người khác lại biến thành thiệt hại của người này. Về mặt lâu dài tôi vẫn khẳng định chúng ta không thể duy trì câu chuyện này". Ông Hiếu chia sẻ.

Cũng theo ông Hiếu, nguyên nhân là tính giá bán điện có vấn đề và không hợp lý vì chúng ta dùng giá điện để hài hòa lợi ích tất cả các bên gồm người tiêu dùng, nhà phân phối, nhà sản xuất điện và đặt mục tiêu nhiều hơn cho người tiêu dùng.

Về lâu dài ông Hiếu kiến nghị: đối với giá điện, phải tách bạch các nhóm chính sách. Để hài hòa hóa lợi ích giữa ba bên, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng thì chúng ta phải phối hợp các nhóm chính sách chứ không thể thông qua việc xác định giá điện mà hài hòa hóa lợi ích các bên.

Chúng tra nên phối hợp chính sách về ưu đãi thúc đẩy cạnh tranh, cắt giảm thủ tục hành chính, thuế….chi phí giảm tối thiểu, như vậy chúng ta mới có thể giảm giá sản xuất và giá bán.

Tương tự như vậy với đơn vị phân phối cũng tính đến nhóm chính sách để thúc đẩy cạnh tranh trong phân phối điện như là thúc đẩy cắt giảm chi phí ở mức hợp lý có giá bán điện phù hợp để đảm bảo cho các bên phân phối điện.

Còn nhóm chính sách đối với người tiêu dùng thì theo nguyên tắc đặt bài toán giá bán điện trung bình ít nhất bằng hoặc lớn hơn giá mua vào thông qua người phân phối. Để hài hòa hóa lợi ích người tiêu dùng thì phải phối hợp chính sách.

Phân chia giá điện với những mức khác nhau giữa các nhóm người dùng khác nhau. Trong trường hợp những người nghèo hoặc người có thu nhập thấp thì chúng ta phải phối hợp với chính sách an sinh xã hội và trợ cấp chứ chúng ta không thể thực hiện cách hiện nay.

Để thúc đẩy sản xuất điện, tiêu dùng, sản xuất xanh thì buộc phải có nhóm chính sách thúc đẩy tiêu dùng tiết kiệm điện, ví dụ thông qua các chính sách về thuế, chính sách về thúc đẩy KHCN, kinh tế tuần hoàn … biểu thang giá điện cũng phải thiết kế hợp lý để thúc đẩy tiêu dùng điện tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả.

Nguyên nhân chính của thực trạng này là chúng ta đặt quá nhiều mục tiêu và đặt mục tiêu hài hòa hóa các bên thông qua giá điện là chúng ta không thể nào thực hiện được.

Còn theo nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa, phân tích của anh Hiếu rất rõ. Ông Thỏa bổ sung là nhiều yếu tố đầu vào của sản xuất điện hiện nay nằm ngoài tầm tay EVN. EVN không tự tạo được mà phải mua của người khác, đây là những yếu tố rất khách quan, mà nó biến động thì nó sẽ phản ánh hoàn toàn vào giá điện như giá than thế giới… nền kinh tế hay chúng ta phải mua của nước ngoài mà tỷ giá lại tăng...

Tất cả những yếu tố đó khiến giá thành tăng cao mà giá cả thì không bù đắp được chi phí hợp lý đã chi ra để sản xuất điện.

Chúng ta đang điều hành theo cách chia sẻ khó khăn cho các đối tượng tiêu dùng cũng như khó khăn của nền kinh tế để thực hiện đa mục tiêu, như đảm bảo kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh năng lượng…

Nếu không có trợ lực của nhà nước bằng các công cụ khác thì khoản lỗ sẽ tích lũy lại, cứ dồn tích lỗ thì khó có thể thu hút đầu tư, phát triển bền vững như chúng ta mong muốn, làm gì có nhiều lưới điện như chúng ta mong chờ.

Tọa đàm
Tọa đàm "Giá thành điện – Thực trạng và giải pháp"

Ông Thỏa cũng rất tán thành là chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, những yếu tố khách quan để xử lý và mong muốn mọi người tiêu dùng điện chia sẻ khó khăn đó để có nguồn điện cho sản xuất và tiêu dùng cho cả nền kinh tế.

Còn Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Thế Hữu cho biết đồng ý với ý kiến các chuyên gia. Việc đảm bảo an sinh xã hội có nhiều biện pháp, chúng ta sẽ tạm thời có những chính sách với giá điện trong từng hoàn cảnh cụ thể, ví dụ như dịch COVID-19, thiên tai bão lụt….

Đó là những chính sách ngắn hạn còn trong dài hạn, nếu chúng ta không đảm bảo phát triển lành mạnh bền vững của ngành điện thì sẽ khiến ngành điện không thể đảm bảo cho phát triển kinh tế, mà đó cũng là mục đích để đảm bảo an sinh xã hội.

https://sohuutritue.net.vn/evn-lo-gan-22000-ty-dong-trong-nam-2023-chuyen-gia-hien-ke-d243022.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xây dựng Hòa Bình muốn phát hành 200 triệu cổ phiếu để trả nợ

Xây dựng Hòa Bình muốn phát hành 200 triệu cổ phiếu để trả nợ

Doanh nghiệp

Tại đại hội cổ đông 2025, Xây dựng Hòa Bình dự kiến phát hành tối đa 200 triệu cổ phiếu phổ thông với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị huy động là 2.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền huy động từ đợt chào bán sẽ được dùng để trả nợ ngân hàng.

Gần 73 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong quý I/2025

Gần 73 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong quý I/2025

Doanh nghiệp

Trong quý I/2025, trên cả nước có hơn 72.900 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Đồng thời, có khoảng 78.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Masan đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế có thể đạt 6.500 tỷ đồng

Masan đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế có thể đạt 6.500 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Tập đoàn Masan (Mã chứng khoán MSN) mới công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Phiên họp dự kiến được tổ chức trong ngày 25/4 tại GEM Center, TP HCM.

VPBank đặt mục tiêu lãi gần tỷ USD, chia cổ tức bằng tiền, FE Credit tăng trưởng 3 chữ số

VPBank đặt mục tiêu lãi gần tỷ USD, chia cổ tức bằng tiền, FE Credit tăng trưởng 3 chữ số

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã chứng khoán VPB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.

EVNFinance (EVF) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng vọt 36%, chốt đổi tên chuyển trụ sở

EVNFinance (EVF) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng vọt 36%, chốt đổi tên chuyển trụ sở

Doanh nghiệp

EVNFinance đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 960 tỷ đồng, một con số tăng trưởng tới 36% so với kết quả thực hiện năm 2024 (đạt 703,7 tỷ đồng). Cùng đó, công ty thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính từ tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội sang tòa nhà Thaisquare Caliria, 11A Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.

PNJ lên kế hoạch đi lùi, lãi giảm 7% so với năm 2024

PNJ lên kế hoạch đi lùi, lãi giảm 7% so với năm 2024

Doanh nghiệp

Năm 2025, PNJ dự trình kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 31.607 tỷ đồng – giảm 17% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng được đặt mục tiêu gần 1.960 tỷ đồng, thấp hơn 7% so với mức đỉnh đạt được trong năm 2024.

Khung pháp lý về ESG của EU và một số quốc gia - Mở đường cho doanh nghiệp Việt thời căng thẳng thương mại

Khung pháp lý về ESG của EU và một số quốc gia - Mở đường cho doanh nghiệp Việt thời căng thẳng thương mại

Doanh nghiệp

Việc thực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn bền vững, nâng cao uy tín, và đóng góp cho phát triển kinh tế xanh, công bằng và hội nhập trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng.

Nhà sáng lập Thế Giới Di Động từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, ai ngồi ghế nóng?

Nhà sáng lập Thế Giới Di Động từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, ai ngồi ghế nóng?

Doanh nghiệp

Theo công bố của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: mã chứng khoán MWG), từ ngày 3/4, ông Vũ Đăng Linh chính thức đảm nhiệm vai trò tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty thay thế cho ông Trần Huy Thanh Tùng.

Novaland đặt mục tiêu lợi nhuận không có lãi, thậm chí có phương án lỗ hàng trăm tỷ đồng năm 2025

Novaland đặt mục tiêu lợi nhuận không có lãi, thậm chí có phương án lỗ hàng trăm tỷ đồng năm 2025

Doanh nghiệp

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Phiên họp dự kiến tổ chức vào ngày 24/4 tại NovaWorld Phan Thiet Golf Club tại Tỉnh Bình Thuận.

TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không chia cổ tức

TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không chia cổ tức

Doanh nghiệp

Năm 2025, TPBank lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 9.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với kết quả đạt được năm 2024. TPBank không trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức trong năm nay.

SHB dự kiến chi hơn 7.300 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, nâng vốn điều lệ lên gần 46.000 tỷ đồng

SHB dự kiến chi hơn 7.300 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, nâng vốn điều lệ lên gần 46.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với nội dung đáng chú ý là kế hoạch chia cổ tức cao hơn năm 2024.

 Chứng khoán HSC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 23%

Chứng khoán HSC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 23%

Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, mã chứng khoán HCM : HoSE) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 23% so với thực hiện năm 2024.

Taseco Land (TAL) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm 22%, doanh thu gấp 2,6 lần quyết tâm niêm yết trên HoSE

Taseco Land (TAL) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm 22%, doanh thu gấp 2,6 lần quyết tâm niêm yết trên HoSE

Doanh nghiệp

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, Taseco Land lên kế hoạch doanh thu đạt 4.332 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần cùng kỳ 2024 nhưng đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 22%. Đồng thời, HĐQT TAL cũng trình cổ đông kế hoạch niêm yết sàn HOSE.

'Nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 1.500 tỷ đồng trong năm 2025

'Nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 1.500 tỷ đồng trong năm 2025

Doanh nghiệp

Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 13.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 10,3% về doanh thu và tăng hơn 22% về lợi nhuận so với thực hiện năm ngoái.

Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD

Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD

Doanh nghiệp

Tập đoàn Keppel vừa thông qua bộ phận bất động sản đã thoái toàn bộ 42% cổ phần tại Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc (SRC), chủ đầu tư dự án Palm City tại TP HCM.

Lợi nhuận sau kiểm toán của Hà Đô 'bốc hơi' 35% về còn 572,8 tỷ

Lợi nhuận sau kiểm toán của Hà Đô 'bốc hơi' 35% về còn 572,8 tỷ

Doanh nghiệp

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, lợi nhuận trước thuế năm 2024 của Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm 307 tỷ đồng (tương đương 35%) so với con số 880 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.

 Vingroup phá kỷ lục nộp ngân sách nhà nước gần 56.163 tỷ đồng

Vingroup phá kỷ lục nộp ngân sách nhà nước gần 56.163 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2024 của Tập đoàn Vingroup (VIC), trong năm vừa rồi, Tập đoàn đã nộp ngân sách nhà nước gần 56.163 tỷ đồng (gần 2,2 tỷ USD).

 4 thành viên HĐQT Chứng khoán Everest đồng loạt từ nhiệm

4 thành viên HĐQT Chứng khoán Everest đồng loạt từ nhiệm

Doanh nghiệp

Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (Mã chứng khoán EVS) vừa thông báo về việc nhận được đơn từ nhiệm của 4 thành viên hội đồng quản trị (HĐQT).

Thiếu gia nhà bầu Hiển 30 tuổi làm Chủ tịch Hãng hàng không Vietravel Airlines

Thiếu gia nhà bầu Hiển 30 tuổi làm Chủ tịch Hãng hàng không Vietravel Airlines

Doanh nghiệp

Ông Đỗ Vinh Quang, con trai thứ hai của nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn T&T Group Đỗ Quang Hiển vừa được bầu làm Chủ tịch Vietravel Airlines. Con trai cả của bầu Hiển, ông Đỗ Quang Vinh, là thành viên HĐQT hãng hàng không này.

Bac A Bank (BAB) lên kế hoạch tăng vốn gần 40%, thận trọng đặt mục tiêu lợi nhuận chỉ tăng 4.4% trong năm 2025

Bac A Bank (BAB) lên kế hoạch tăng vốn gần 40%, thận trọng đặt mục tiêu lợi nhuận chỉ tăng 4.4% trong năm 2025

Doanh nghiệp

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) vừa công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận và đặc biệt là lộ trình tăng mạnh vốn điều lệ.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: