Tin mới
  • Dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu của Trump: Thượng viện thông qua, Hạ viện chia rẽ, nợ công Mỹ có thể tăng thêm 3.300 tỷ USD

  • Google ký thỏa thuận mua năng lượng nhiệt hạch lớn nhất từ trước đến nay, tăng nhiệt cuộc đua Mỹ - Trung làm chủ loại năng lượng sạch này

  • Gần 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư vận động giữ nguyên các yêu cầu báo cáo và thẩm định ESG của EU

  • Chứng khoán châu Á chững lại, đồng USD yếu khi thuế quan của Trump và lộ trình lãi suất Mỹ gây áp lực

  • Hai 'ông lớn' Kayak và Expedia chạy đua phát triển trợ lý du lịch AI từ dữ liệu mạng xã hội

  • Đô thị Sông Đà (SDU) bị xử phạt, truy thu hơn 12 tỷ đồng tiền thuế

  • Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 đạt gần 30% kế hoạch

  • Tỷ phú Elon Musk đối mặt nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ

  • Công an kết luận Công ty C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, không khởi tố vụ án hình sự

  • Thu hồi mỹ phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Hyunjin C&T có 'công bố một đằng công thức một nẻo'

  • Người làm việc cách nhà từ 30km được mua nhà ở xã hội

  • Thaco đề xuất làm metro nối Bến Thành, Thủ Thiêm và sân bay Long Thành: 'không được chọn vẫn bàn giao kết quả nghiên cứu, không yêu cầu hoàn phí'

  • VPBank miễn nhiệm một phó tổng giám đốc sau hơn 10 năm gắn bó

  • Sovico bán 50 triệu cổ phiếu HDB, điều chỉnh tỷ lệ sở hữu theo luật mới

  • VN-Index 'xanh vỏ đỏ lòng', thị trường châu Á khởi sắc

  • Nam A Bank sắp phát hành thêm hơn 343 triệu cổ phiếu trả cổ tức

  • Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ sẵn sàng thông xe vào ngày 19/8

  • Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

  • Giá vàng ngày 1/7 bật tăng, vàng SJC chạm đỉnh 120 triệu đồng/lượng

  • PMI giảm xuống mức 48,9 điểm, thuế quan Mỹ tác động đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Dự báo thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2025: Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng, thế giới thấp thỏm Mỹ 'quay xe'

11:15 |  02/07/2025

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào nửa cuối 2025 với nhiều kỳ vọng bứt phá, nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi và dòng vốn ngoại trở lại. Tuy nhiên, rủi ro vẫn tiềm ẩn từ biến động thuế quan, địa chính trị và chính sách Mỹ.

Bất chấp biến động, chứng khoán Việt Nam duy trì sức chống chịu tốt trong nửa đầu 2025

Bất chấp những biến động từ bảo hộ thương mại của Mỹ và căng thẳng địa chính trị, kinh tế Việt Nam duy trì sức chống chịu tốt trong nửa đầu 2025. Theo báo cáo chiến lược của VNDIRECT, triển vọng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sáu tháng cuối năm được đánh giá tích cực nhờ kỳ vọng nâng hạng thị trường và nền tảng vĩ mô ổn định.

Một số chuyên gia nhận định, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam gồm: cải cách hành chính, đầu tư công tăng tốc, hỗ trợ khu vực tư nhân, thu hút FDI chất lượng, tiêu dùng sôi động nhờ tầng lớp trung lưu gia tăng và thị trường bất động sản ấm dần nhờ cải cách pháp lý.

Sự trở lại mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt nhóm bất động sản “họ Vin” như Vinhomes (VHM), cùng các cổ phiếu ngân hàng như Techcombank hay Sacombank, là động lực chính dẫn dắt đà tăng. Ngoài ra, các nhóm ngành như phân bón, hóa chất, cảng biển, bán lẻ cũng ghi nhận hồi phục tích cực.

Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro như căng thẳng thương mại Mỹ-Việt hay bất ổn địa chính trị, có thể ảnh hưởng dòng vốn và tâm lý thị trường.

Nửa đầu 2025, VN-Index tăng 6,7%, vượt trội nhiều thị trường khu vực. Bất động sản dẫn sóng với mức tăng 66,8%, được hỗ trợ bởi đề xuất dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam và IPO thành công của VPL. Dù thanh khoản giảm 16,7% do lo ngại thuế quan, số tài khoản cá nhân đạt mốc 10 triệu sớm hơn dự kiến. Dòng vốn ngoại cũng có tín hiệu tích cực hơn trong quý II.

Sau cú sốc ngày 2/4 khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% khiến VN-Index mất 6,7% chỉ trong một phiên, thị trường nhanh chóng hồi phục nhờ chính sách hỗ trợ trong nước, lệnh hoãn thuế 90 ngày và tiến trình đàm phán thương mại. Chỉ số lấy lại ngưỡng 1.300 điểm vào tháng 5 và đạt 1.350 vào giữa tháng 6, bất chấp lo ngại địa chính trị.

Dựa trên những tín hiệu này, VNDIRECT điều chỉnh dự báo VN-Index cuối 2025 lên 1.450 điểm (+14% so với cuối 2024), dựa trên kỳ vọng đàm phán thuế quan Mỹ-Việt thành công, mức thuế bình quân giảm còn 16-22%, cùng hai đợt Fed hạ lãi suất giúp DXY duy trì dưới 100. Dự báo GDP Việt Nam năm 2025 đạt 7,3%, tín dụng tăng 16%, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 14-15%, giữ P/E thị trường ở mức 13,5 lần.
Chiến lược đầu tư được khuyến nghị tập trung vào các nhóm ngành: ngân hàng, bán lẻ - tiêu dùng, hàng không, bất động sản, điện, phân bón và dầu khí, với triển vọng phân hóa rõ nét theo từng cổ phiếu. TTCK Việt Nam đang chờ thời điểm “cá chép hóa rồng” để bứt phá mạnh mẽ trong những tháng cuối năm.

Khối ngoại trở lại mua ròng

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV), khối ngoại đã mua ròng trở lại trong tháng 5/2025, sau chuỗi bán ròng mạnh mẽ từ đầu năm 2024. Do đó, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc trở lại, nếu chính sách thuế quan khả quan.

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, với đầu tư công dự kiến tăng 38% so với 2024 và tín dụng toàn nền kinh tế tăng 16%. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn đầy thách thức, khi lạm phát dự báo ở mức 4,5-5% để tạo dư địa cho tăng trưởng. Trong kịch bản cơ sở và tích cực, SSV dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt 6-7%, dù khó đạt mức 8%.

SSV dự báo thị trường chứng khoán nửa cuối năm, VN-Index có thể dao động 1.200 - 1.300 điểm trong kịch bản tiêu cực và lên 1.400 - 1.500 điểm nếu kịch bản tích cực xảy ra, với tăng trưởng EPS từ 14-18%.

Trong 5 tháng đầu năm, thuế đối ứng chưa tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam, nhờ doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu trước khi thuế quan có hiệu lực, làm cầu USD tăng và tạo áp lực lên tỷ giá. Tỷ giá chịu sức ép lớn do biến động địa chính trị, nhất là căng thẳng Mỹ - Iran và giá dầu tăng cao, khiến lạm phát leo thang. Điều này có thể cản trở nỗ lực duy trì lãi suất thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng trong nửa cuối năm.

Khối ngoại bán ròng 1,6 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025, chủ yếu do rút vốn từ các quỹ ETF. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là khối ngoại đã quay lại mua ròng trong tháng 5. Ngoài ra, triển khai hệ thống KRX và CCP giúp gỡ vướng cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo kỳ vọng nâng hạng thị trường.

Kịch bản tích cực nhất: VN-Index chạm vùng 1.500 điểm

Từ nay đến cuối năm, triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi từ tổ chức FTSE trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 là động lực lớn cho thị trường. Cùng với đó, kỳ vọng Fed hạ lãi suất hai lần trong nửa cuối năm sẽ giảm bớt áp lực tỷ giá và hỗ trợ dòng vốn chảy vào thị trường.

Một số ngành được dự báo tiếp tục hút vốn nhờ triển vọng dài hạn như ngân hàng, bất động sản, hàng không, điện, dầu khí và phân bón. Trong đó, nhóm ngân hàng được hưởng lợi từ tín dụng tăng tốc, biên lãi ròng cải thiện, còn bất động sản kỳ vọng ấm lên nhờ cải cách pháp lý và hạ tầng. Ngành điện và dầu khí cũng được đánh giá tích cực nhờ chính sách phát triển năng lượng và đầu tư lớn trong nước.

Các chuyên gia vẫn cảnh báo rủi ro tiềm ẩn từ biến động chính sách của Mỹ, tình hình địa chính trị và kết quả đàm phán thuế đối ứng, có thể tác động mạnh đến tâm lý thị trường. Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến vĩ mô, chính sách tiền tệ toàn cầu, để chủ động quản trị rủi ro, tránh những cú sốc bất ngờ.

Trong kịch bản tích cực nhất, VN-Index có thể hướng tới vùng 1.500 điểm vào cuối năm, nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, triển vọng nâng hạng và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp khoảng 14-15%.

Ngược lại, kịch bản tiêu cực với mức thuế quan cao hơn dự kiến có thể khiến chỉ số dao động quanh vùng 1.300 điểm, nhưng các chuyên gia vẫn tin rằng thị trường Việt Nam đang trên hành trình “vượt sóng”, với nhiều cơ hội bứt phá đang chờ đón phía trước.

Cả thế giới vẫn đang thấp thỏm chờ đợi những "cú quay xe" của Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Cả thế giới đang nhìn vào thị trường chứng khoán Mỹ với nhiều nghi vấn

Sau nửa đầu năm 2025 đầy biến động nhưng khép lại ở mức đỉnh lịch sử, Phố Wall bước vào 6 tháng cuối năm với nhiều yếu tố có thể làm chao đảo đà tăng của cổ phiếu Mỹ. Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 5% từ đầu năm, hồi phục mạnh sau cú lao dốc hồi tháng 4 do lo ngại từ kế hoạch áp thuế “Ngày Giải phóng” của Tổng thống Donald Trump.

Song theo Reuters, giới đầu tư vẫn đối mặt nhiều câu hỏi lớn.

Liệu thuế quan có thành “cú cắn” thực sự?

Nỗi lo tồi tệ nhất về thuế quan của ông Trump phần nào đã lắng dịu, nhưng các biến động mới vẫn rình rập khi Mỹ chạy đua ký kết các thỏa thuận thương mại trước hạn chót 9/7.

Dù một số mức thuế có thể được rút lại, mức thuế suất thực tế tại Mỹ vẫn đã tăng lên 13% từ mức 3% đầu năm, theo Goldman Sachs, đe dọa đẩy lạm phát tăng cao, ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp và chi tiêu tiêu dùng.

Giới phân tích kỳ vọng báo cáo lợi nhuận quý II, khởi động trong tháng này, sẽ là phép thử xem liệu Phố Wall có đánh giá đúng tác động của thuế quan không, với dự báo lợi nhuận S&P 500 tăng 5,9%.

Khi nào Fed cắt giảm lãi suất?

Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn thận trọng với lạm phát do tác động từ thuế quan, trì hoãn việc giảm lãi suất. Tuy nhiên, thị trường dự đoán gần ba lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, với lần đầu có thể vào tháng 9.

Áp lực từ ông Trump muốn Fed giảm lãi suất sớm và việc ông gợi ý thay thế Powell trước khi hết nhiệm kỳ vào tháng 5/2026 càng làm gia tăng biến động thị trường.

Big Tech trở lại dẫn dắt?

Cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng đã quay trở lại dẫn dắt thị trường sau khởi đầu khó khăn, với nhóm “Magnificent Seven” tăng vọt kể từ đáy tháng 4. Tuy nhiên, giới đầu tư lo ngại đà tăng quá tập trung, mong đợi thị trường sẽ lan tỏa rộng hơn.

Định giá cổ phiếu đang đắt đến đâu?

P/E dự phóng của S&P 500 đã vọt lên 22,2, cao hơn đáng kể mức trung bình dài hạn 15,8. Lợi nhuận doanh nghiệp dự báo tăng 8,5% năm nay và 14% năm 2026, nhưng lãi suất trái phiếu kho bạc vẫn là rủi ro tiềm ẩn, nhất là nếu lo ngại thâm hụt ngân sách Mỹ trỗi dậy.

Liệu “ngoại lệ Mỹ” có phai nhạt?

Đồng USD đang ở đáy 3 năm, và cổ phiếu Mỹ kém hấp dẫn hơn so với thị trường quốc tế từ đầu năm. Giới đầu tư đang cân nhắc liệu chứng khoán Mỹ hay nước ngoài sẽ chiếm ưu thế nửa cuối năm.

Rủi ro địa chính trị có trở lại?

Căng thẳng Iran-Israel vừa qua chỉ tác động nhẹ, song nếu bùng phát trở lại, giá dầu có thể vượt 100 USD/thùng, gây biến động mạnh. Barclays cảnh báo, bất ổn địa chính trị thường kích hoạt các đợt biến động dữ dội trên thị trường tài sản rủi ro.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/du-bao-thi-truong-chung-khoan-nua-cuoi-nam-2025-viet-nam-dat-nhieu-ky-vong-the-gioi-thap-thom-my-quay-xe-d29367.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.