Đối xử tối huệ quốc

Most Favoured Nation - MFN

pexels-photo-335393

Hình minh họa. Nguồn UKTradeForum

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)

Định nghĩa

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong tiếng Anh là Most Favoured Nation, viết tắt là MFN. MFN là qui chế yêu cầu các bên tham gia trong quan hệ kinh tế - thương mại dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những điều kiện ưu đãi mà mình dành cho các nước khác.

Mục đích

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc - MFN trong hệ thống thương mại đa phương tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó.

Nội dung

- Mỗi nước thành viên dành cho hàng hóa và những đối tượng khác như dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ hay nhà đầu tư… (theo điều kiện cụ thể của các hiệp định) sự đãi ngộ cửa khẩu không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho hàng hóa có xuất xứ từ một nước thành viên khác.

- Hàng hóa và dịch vụ có xuất xứ từ các nước thành viên được đãi ngộ như nhau trên thị trường tất cả các nước thành viên khác. MFN chỉ áp dụng đối với hàng hóa "giống hệt nhau" hoặc "tương tự nhau". 

Hàng hóa "giống hệt nhau" nếu chúng giống nhau về mọi mặt, kể cả đặc tính vật lí, chất lượng và danh tiếng. 

Hàng hóa "tương tự nhau" nếu chúng gần giống với hàng hóa đang được xác định trị giá về thành phần, vật liệu và các đặc điểm; bên cạnh đó chúng có thể thực hiện những chức năng giống nhau và có thể thay thế nhau về mặt thương mại. Việc xác định hàng hóa "tương tự nhau" thường rất khó khăn và gây tranh cãi giữa các bên.

Các ngoại lệ

Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, khi gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), thành viên mới ngay lập tức được đối xử như các thành viên khác và cũng phải dành cho các thành viên khác qui chế MFN một cách không điều kiện. Tuy nhiên, MFN vẫn có ngoại lệ, ngoại lệ cho phép một nước có thể dành ưu đãi nhiều hơn cho một số nước; nhưng cũng có ngoại lệ cho phép tăng hàng rào đối với sản phẩm của nước đã sử dụng các biện pháp thương mại không bình đẳng với mình.

Ngoại lệ dành cho tất cả thành viên

- Các thành viên WTO nếu là thành viên của các khu vực thương mại tự do hoặc các liên minh hải quan, có ưu đãi, thì không bắt buộc phải dành các ưu đãi đó cho các nước thành viên khác không thuộc cùng một tổ chức.

- Các thành viên có thể áp dụng điều khoản "không áp dụng". Một thành viên có thể từ chối không cho thành viên mới được hưởng quyền lợi của hiệp định.

- Các thành viên có thể sử dụng điều khoản "miễn trừ". Điều khoản này là cơ sở pháp lí cho việc dành đối xử thuận lợi hơn đối với một số thành viên khác.

Ngoại lệ dành cho các thành viên có nền kinh tế đang phát triển

- Ngoại lệ với điều khoản "loại trừ các yêu sách đặc quyền cho các nước đang phát triển" (Waiver of reciprocity for developing states). Với ngoại lệ này, GATT không đòi hỏi các thành viên có nền kinh tế đang phát triển phải dành những đặc quyền thương mại cho các nước thành viên có nền kinh tế phát triển.

- Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preference - GSP). Đây là biểu thuế quan ưu tiên (thuế suất bằng 0% hoặc thuế suất thấp) cho bên tham gia là các nước đang phát triển xuất khẩu các loại hàng hóa sang các thành viên có nền kinh tế phát triển mà không cần đáp ứng các yêu sách từ nước này.

- Những ưu quyền "Nam – Nam" (The south preferences): Phần lớn các nước đang phát triển nằm ở Nam bán cầu. Ngoại lệ này cho phép các nước đang phát triển được phép trao đổi ưu đãi về thuế quan cho nhau mà không bị buộc phải dành cho các nước đang phát triển.

Ngoại lệ dành cho các thành viên có nền kinh tế phát triển

Ngoại lệ dành cho các thành viên có nền kinh tế phát triển là chính sách hạn chế nhập khẩu. Ngoại lệ này cho phép các thành viên phát triển có quyền từ chối nhập khẩu từ các thành viên đang phát triển nếu việc nhập khẩu gây nguy hại đến thị trường trong nước.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: