Lãi suất liên tục tăng, chi phí vật liệu cao hơn là những rào cản khiến nhiều nhà phát triển điện gió ngoài khơi ở Mỹ phải ra quyết định trì hoãn các dự án năng lượng sạch đang triển khai.

Đơn cử dự án điện gió ngoài khơi Commonwealth Wind 1,2 GW gần bang Massachusetts, cũng là một trong những trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất Mỹ với khả năng đủ cấp điện cho khoảng 700.000 hộ gia đình.

Điện gió ngoài khơi trên thế giới gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng lạm phát
Các nhà sản xuất điện gió ngoài khơi tại Mỹ gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng lạm phát kéo dài. (Ảnh: Dự án Mayflower Wind tại bang Massachusetts)

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất điện gió ngoài khơi tại châu Âu. Cụ thể, khoảng 6 GW công suất điện gió ở ngoài khơi bờ biển Đức sẽ bị chậm hơn so với kế hoạch ban đầu, khiến các nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu bị ảnh hưởng.

Giles Dickson, Giám đốc điều hành của WindEurope, tổ chức đại diện cho các công ty phát triển điện gió ở châu Âu, cho biết: “Các chính phủ cần nhận thức được thực tế rằng các khoản đầu tư vào điện gió ngoài khơi hiện không được triển khai. Rủi ro của vấn đề này là rất lớn”

Theo Công ty tài chính năng lượng mới (BloombergNEF), để đạt được mục tiêu phát thải zero ròng vào năm 2050, thế giới cần tăng hơn gấp đôi đầu tư vào năng lượng tái tạo lên mức khoảng 1 nghìn tỉ đô la mỗi năm. Khoản chi tiêu đó phải diễn ra càng sớm càng tốt và duy trì đến thập niên 2040 để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Không giống như các nhà máy điện truyền thống cần nhiên liệu trong suốt vòng đời của chúng, phần lớn chi phí cho năng lượng tái tạo được trả trước. Điều đó làm cho lĩnh vực này chịu áp lực về lãi suất và chi phí xây dựng ban đầu.

Biến động chi phí là một vấn đề lớn đối với các trang trại gió khổng lồ ngoài khơi, sử dụng tuốc-bin có kích thước bằng tòa nhà chọc trời, tàu lắp đặt chuyên dụng và hàng trăm km dây cáp đồng để kết nối chúng với lưới điện trên bờ.

Theo BloombergNEF, chi phí vốn cần thiết để phát triển các trang trại gió trên đất liền ở Mỹ đã tăng hơn 16% trong giai đoạn 2020-2022.

Mặt khác, Bloomberg cũng chỉ ra vấn đề về chuỗi cung ứng đang cản trở những nỗ lực phát triển điện gió tại Nhật Bản.

Còn tại Đài Loan (Trung Quốc), các nhà phát triển điện gió phản đối nỗ lực của chính quyền nhằm nội địa hóa sản xuất thiết bị điện gió để tạo việc làm, bởi làm tăng chi phí tuốc-bin.

Trong các quốc gia, lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Trung Quốc được dự báo sẽ phục hồi trong năm nay sau khi sụt giảm nghiêm trọng trong 2022 do nhà nước cắt trợ cấp. Đáng nói, Trung Quốc cũng đã kiểm soát tốt hơn chi phí năng lượng và nguyên vật liệu.

Các thỏa thuận dài hạn để mua điện là yếu tố then chốt cho khả năng tồn tại của các dự án năng lượng tái tạo. Cho dù được hỗ trợ bởi chính phủ hay các công ty tư nhân, những hợp đồng đó đảm bảo rằng các nhà sản xuất cuối cùng có thể thu lại khoản đầu tư ban đầu.

Tuy nhiên, các chính sách về giá điện, tình trạng lạm phát, tắc nghẽn chuỗi cung ứng tại châu Âu, Mỹ đã khiến ngành điện gió ngoài khơi đối mặt với “khó chồng khó”.

Đơn cử, các nhà quản lý yêu cầu tiếp tục triển khai dự án điện gió Mayflower Wind (bang Massachusetts) mà không cho phép các nhà đầu tư gồm Shell New Energies, EDP Renewables và Engie trì hoãn ký hợp đồng bán điện với lý do lạm phát cao gây khó khăn.

Ở châu Âu, các chính phủ quyết định áp thuế đối với khoản lợi nhuận đột biến của các nhà sản xuất năng lượng tái tạo. Trong khi đó, tình trạng lạm phát lõi của khu vực đồng sử dụng đồng euro đạt mức cao kỷ lục trong tháng 2.

Dù thấp hơn so với châu Âu nhưng mức tăng lạm phát ở Mỹ vẫn đang cao hơn gấp ba lần so với mục tiêu 2% của Cục Dự trữ liên bang (Fed). Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu Fed có thể tăng lãi suất cao hơn và nhanh hơn so với dự đoán trước đây.