Tỷ phú USD ẩn danh trong lĩnh vực bất động sản

Tỷ phú Vũ Văn Tiền (SN 1959) trên thương trường có biệt danh Tiền "còi". Ông là con lớn trong gia đình có 5 anh em tại Tiền Hải, Thái Bình. Ông Tiền tốt nghiệp hai trường đại học gồm Đại học Kỹ thuật Quân sự và Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ông hiện đang giữ các cương vị lãnh đạo cao cấp như: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Geleximco (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng An Bình. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần An Hòa. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Ngôi sao An Bình, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Thủy sản Việt Nam.

Với tư duy kinh tế nhạy bén từ nhỏ, cùng một cái nhìn và lòng quyết tâm xây dựng sự nghiệp, sau gần chục năm đầu quân cho Tổng công ty Vật tư nông nghiệp từ 1986 đến năm 1992. Năm 1992, ông Vũ Văn Tiền đã xin ra ngoài để thành lập công ty tư nhân của riêng mình.

Đầu năm 1993, Công ty TNHH Geleximco đã được thành lập và là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.

Đầu năm 2007, công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần. Và cho tới hiện tại, Geleximco đang là một tập đoàn cực kỳ lớn mạnh và hoạt động đa ngành trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên có 4 lĩnh vực kinh doanh được coi là chính thức: sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ, hạ tầng và bất động sản, tài chính ngân hàng với việc góp vốn đầu tư và ngân hàng An Bình.

Doanh nhân Vũ Văn Tiền là đại gia ngầm trong lĩnh vực bất động sản.
Doanh nhân Vũ Văn Tiền là đại gia ngầm trong lĩnh vực bất động sản.

Từ đây, tập đoàn đang có vốn điều lệ là 61 tỷ đồng và doanh thu hằng năm đạt tới hàng ngàn tỷ đồng, tăng trưởng đạt hơn 10 % trên một năm. Vượt qua nhiều thử thách, ông đưa tập đoàn trở thành tập đoàn mạnh nhất ở Việt Nam thời bây giờ với những dự án hàng chục tỷ đồng.

Công ty TNHH Geleximco là công ty đầu tiên cũng là công ty giúp ông khởi nghiệp, ông hầu như dành hết mọi tâm huyết cho công ty này.

Được thành lập ban đầu với hình thức là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Geleximco là một trong số những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.

Năm 2007, Geleximco chuyển thành hình thức Công ty cổ phần. Hiện tại, công ty là một tập đoàn đa ngành và hoạt động trong nhiều lĩnh vực.

4 lĩnh vực sản xuất chính của công ty bao gồm:

Thứ nhất, sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ: Đàu tư vào công ty giấy An Hòa, Xi măng Thăng Long, Nhiệt điện Thăng Long, Cảng Cái Lân,...

Thứ hai, Hạ tầng - Bất động sản: Geleximco hiện nay có nhiều dự án đang triển khai tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Thành phố Giao Lưu, Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa bình,...

Cụ thể, những dự án nghìn tỷ làm nên cái tên Geleximco bao gồm:

Dự án Khu đô thị mới dầu khí - Geleximco có quy mô lên đến 197,32 ha. Nằm tại 2 xã Đông La và La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Dự án được UBND tỉnh Hà tây cũ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 4/2011, đến đầu 2020;

Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình được khởi công tháng 10/2010. Đoạn đường qua tỉnh Hòa Bình dài hơn 20km do Geleximco làm chủ đầu tư, kiêm nhà thầu chính, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng. Theo tính toán của công ty, tổng mức đầu tư dự án dài khoảng 33km, rơi vào 18.000 tỷ đồng, trong đó đoạn qua Hòa Bình cần 6,745 tỷ đồng, và qua đoạn Hà Nội cần 11,200 tỷ đồng;

Khu đô thị Thành phố Giao lưu là một trong những dự án gây tiếng vang của Tập đoàn Geleximco, Khu đô thị Thành phố Giao lưu có quy mô 95ha, nằm tại vị trí huyết mạch kết nối với nhiều tuyến đường lớn như Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng. An Bình City gồm 8 tòa căn hộ từ 28 – 35 tầng, mật độ xây dựng thấp khi chỉ chiếm 31,6%, gần 70% diện tích còn lại là dành cho cảnh quan và không gian xanh, các phân khu thể thao hiện đại;

Dự án Geleximco Lê Trọng Tấn là một trong những dự án có quy mô lớn nhất khu vực phía Tây Hà Nội do Tập đoàn Geleximco phát triển. Với tổng diện tích 147ha, Geleximco Lê Trọng Tấn chia làm 4 phân khu với các hạng mục nhà ở liền kề, biệt thự song lập – đơn lập, shophouse và các công trình trung tâm thương mại, công trình xã hội văn hoá (trường học, bệnh viện, thể thao, sân golf...);

Khu đô thị Cái Dăm Geleximco có tổng diện tích 37,04ha, tọa lạc ngay trên trục đường huyết mạch của khu Du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh). Nằm trong khuôn viên Khu đô thị Cái Dăm Geleximco, dự án Chung cư New Life Tower có tổng diện tích xây dựng hơn 100.000m2, gồm 3 nguyên đơn 27 tầng...

Thứ ba, Tài chính - Ngân hàng: Đầu tư vào ngân hàng An Bình ( AB Bank), Chứng khoán An Bình (ABS), QLQ An Bình ( ABF), Bảo hiểm Hàng không,...

Thứ tư, Giáo dục đào tạo và Công nghệ thông tin: CMC Group, Viện quản lý Toàn cầu Việt Nam.

Theo như trang chủ của công ty Geleximco đưa tin: “ Vốn điều lệ của công ty đàn là 6.000 tỷ đồng, doanh thu hàng năm đạt hàng ngàn tỷ đồng và tăng trưởng hơn 10% / năm. Đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 6000 người, 5 chi nhánh tại Hà Tây, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cần Thơ, Quảng Ninh; 20 công ty thành viên, hàng chục công ty liên doanh, liên kết hoạt động trên địa bàn cả nước.

Đại gia Vũ Văn Tiền vừa tham gia cuộc đua sản xuất ô tô là ai?

Đầu tư 800 triệu USD làm nhà máy lắp ráp ô tô

Mới đây, Tập đoàn Geleximco vừa ký thỏa thuận đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô Geleximco tại Khu công nghiệp Tiền Hải với tổng số vốn gần 19.000 tỷ đồng.

Theo đó, Tập đoàn Geleximco thuê lại khoảng 50ha mặt bằng để đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco. Giai đoạn 1, dự tính dự án Nhà máy được đầu tư 7.000 tỷ đồng, bắt đầu xây dựng từ quý I/2023, hoàn thành đưa vào hoạt động từ quý III/2024 và sử dụng khoảng 1.200 nhân lực. Giai đoạn 2, dự tính dự án nhà máy được đầu tư 11.800 tỷ đồng, xây dựng, đưa vào hoạt động từ năm 2030 và sử dụng từ 2.500 đến 3.000 nhân lực.

Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành thủ tục thuê đất, hạ tầng, Tập đoàn Geleximco sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô hiện đại, có đầy đủ các dây chuyền như hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quy định của pháp luật với trình độ tự động hóa cao.

Về công nghệ sản xuất, nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến của châu Âu bảo đảm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và thân thiện với môi trường.

Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco tại Thái Bình sẽ hướng đến sản xuất dòng ô tô sử dụng nhiên liệu thân thiện trong tương lai là xe điện, xe pin nhiên liệu. Nhà máy còn sản xuất các linh kiện, phụ tùng ô tô cung cấp cho nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và các đối tác hướng tới việc xuất khẩu.

Ông Vũ Văn Tiền (bên trái) và đại diện Viglacera trao thỏa thuận hợp tác thuê đất làm nhà máy lắp ráp ô tô. Ảnh: Tuổi Trẻ
Ông Vũ Văn Tiền (bên trái) và đại diện Viglacera trao thỏa thuận hợp tác thuê đất làm nhà máy lắp ráp ô tô. Ảnh: Tuổi Trẻ

Trước đó, Geleximco đã liên doanh cùng Honda Motor thành lập Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Việt Nam (VAP). Nhà máy Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Việt Nam là một ví dụ của mô hình hợp tác thành công đầu tiên giữa Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô xe máy tại Việt Nam.

Công ty có sự tham gia của 6 đối tác trong và ngoài nước, Tập đoàn Geleximco là một trong hai cổ đông Việt Nam, phía nước ngoài gồm hai công ty của Thái Lan là Asian Honda Motor Co., Ltd, Daisin Co. Ltd, một công ty của Lào là New Chip Xeng và một công ty của Nhật là Kyushu Yanagawa Seiki Co.,Ltd. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 90 triệu USD.

Ngoài ra, liên doanh còn lắp ráp xe máy Honda với công suất 400.000 xe/năm. Thậm chí, có thời kỳ, vị doanh nhân Vũ Văn Tiền được gọi với cái tên thân mật là “Tiền Honda”.