Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội về dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Dự luật dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới.
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi quy định mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường và đặc khu), không tổ chức cấp huyện.
Cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức HĐND và UBND để bảo đảm bộ máy chính quyền được tổ chức thống nhất, hoạt động thông suốt từ Trung ương đến cấp xã.
Để bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương khi chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp liên tục, thông suốt, dự thảo Luật quy định về thời hạn thi hành từ 1/7.
Đồng thời, HĐND, các cơ quan thuộc HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động kể từ ngày 1/7, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 54 của dự Luật này.
Dự Luật cũng bãi bỏ Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM; Bãi bỏ khoản 2, khoản 3 Điều 9 và Điều 10 của Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất bãi bỏ Điều 7, Điều 8 của Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng và bãi bỏ khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 137/2024/QH15 về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng cũng được đề xuất bãi bỏ.
Ngoài ra, dự Luật cũng quy định 8 nội dung chuyển tiếp nhằm bảo đảm hoạt động liên tục, bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới khi chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và đẩy mạnh phân quyền, phân cấp.
Trong đó, để kịp thời thực hiện tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã theo mô hình mới, dự Luật có quy định giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương.
Quy định này nhằm thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Ảnh minh hoạ
Cụ thể, kể từ ngày 1/7, dự Luật quy định UBND tỉnh chỉ định UBND cấp xã kế thừa các thỏa thuận quốc tế của UBND huyện và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được ký kết trước thời điểm trên.
Bên cạnh đó, số lượng Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn số lượng so với quy định. Chậm nhất là 5 năm kể từ ngày dự Luật có hiệu lực thi hành, số lượng và việc bố trí lãnh đạo, quản lý ở đơn vị hành chính thực hiện theo quy định.
Các công việc, hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp huyện đang giải quyết cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu đến ngày 1/7 mà vẫn chưa hoàn thành thì Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm phân công cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp xã nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp đang có công việc, hồ sơ thủ tục hành chính cần giải quyết để tiếp tục giải quyết bảo đảm không làm gián đoạn công việc.
Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Chủ nhân của số thực phẩm này được xác định là một phụ nữ SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 21/4, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thông tin về việc xử lý vi phạm của biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo trong hoạt động quảng cáo sản phẩm sữa.
Thống kê từ Cục Hàng không, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, các hãng hàng không Việt Nam dự kiến thực hiện 7.536 chuyến bay (trung bình 685 chuyến/ngày), tăng 21% so với cùng kỳ năm trước; cung ứng khoảng 1,5 triệu ghế.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra đột xuất phòng khám thuộc Công ty TNHH Whitecoat Việt Nam (quận Bình Thạnh) bị phản ánh có dấu hiệu làm giả giấy xét nghiệm đột biến gen tầm soát ung thư.
Từ ngày 21 đến 28/4, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 — kỳ thi đầu tiên áp dụng cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thí sinh đăng ký chủ yếu theo hình thức trực tuyến và cần lưu ý các mốc thời gian, thủ tục và cách chọn môn thi.
Ngày 21/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược.
Hội đồng xét xử tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 12 năm tù về tội "rửa tiền", 8 năm tù về tội "vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", tổng hợp là 30 năm tù. Tổng hợp hình phạt của bản án phúc thẩm giai đoạn 1, buộc bà Lan chấp nhận hình phạt chung của 2 bản án là tử hình.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo nắng nóng ở Bắc Bộ kéo dài đến khoảng ngày 23/4. Từ khoảng ngày 24/4, nắng nóng ở khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có khả năng dịu dần; trong khi đó, nắng nóng ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn yêu cầu giám đốc các bệnh viện siết chặt việc quản lý khám chữa bệnh khi xuất hiện thông tin nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn người bệnh dùng sữa giả.
Cục Quản lý Dược vừa đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành và Y tế các ngành khẩn trương thông báo đến các cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thuốc không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng các sản phẩm thuốc giả vừa bị Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?