Trần Đình Long là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Ông hiện đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Ông Long được coi là người giàu nhất ngành thép Việt Nam. Năm 2022, ông được tạp chí Forbes vinh danh là tỷ phú USD khi sở hữu 3,2 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm 2021 và đứng thứ 951 thế giới.

Bằng sự thông minh, ham học hỏi và ý chí, khát vọng làm giàu, tỷ phú Trần Đình Long đã gặt hái thành công với sự nghiệp của mình. Ông được coi là doanh nhân thành công, giàu có nhất ngành thép Việt.

Tóm tắt tiểu sử ông Trần Đình Long

Trần Đình Long (Sinh ngày 22 tháng 2 năm 1961 tại Hải Dương) là một tỷ phú xuất thân từ miền quê nghèo khó. Với trí thông minh và khát khao làm giàu, ông bôn ba khắp trong ngoài nước. Cho đến hiện nay, đã an cư tại Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép trong nước. Ông cũng là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Xuất thân nghèo khó cùng bản tính “nói ít làm nhiều”, Trần Đình Long tỏ ra là một người rắn rỏi với bản lĩnh “cứng” và khá kín tiếng trên thương trường. Người ta thường chỉ được gặp ông mỗi năm một lần vào mỗi dịp Đại hội cổ đông.

Trong mắt người Việt Nam, ông Trần Đình Long là một doanh nhân, tỷ phú USD, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và là “VUA” thép của thị trường Việt Nam.

Chân dung tỷ phú Trần Đình Long - 'Ông vua' của ngành thép Việt Nam
Tỷ phú Trần Đình Long - Ông "vua" thép Việt.

Con đường xây dựng sự nghiệp của ông “Vua” thép Việt

Khởi nghiệp từ dân buôn đồ cũ đến con đường xây dựng Tập đoàn Hòa Phát

Có thể nói, sự nghiệp của doanh nhân Trần Đình Long gắn chặt với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát mà tiền thân của nó là Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng. Để có được sự thành công như hiện nay, ông Long cùng những cộng sự của mình đã phải bôn ba, trải qua những giai đoạn khó khăn, vất vả.

Sau 6 năm tìm hiểu về thị trường, ông và người bạn thân Trần Tuấn Dương quyết định thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng vào năm 1992. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty chủ yếu là buôn bán đồ cũ được nhập từ Nga về. Đây chính là dấu mốc cho sự nghiệp kinh doanh của ông Long chính thức bắt đầu.

Tuy nhiên, quá trình bắt đầu việc kinh doanh không mấy suôn sẻ khi ông và bạn của mình đều không nhiều vốn. Từ việc đăng ký kinh doanh, chứng minh tài chính đều gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1993, ông Trần Đình Long quyết định cùng cộng sự của mình thực hiện chuyến xuất ngoại đầu tiên để tìm hiểu thị trường và nhập hàng bài bản.

Đến năm 1994, khi vô tình thấy được rằng thị trường đồ nội thất nhập ngoại đang rất sôi động, ông đã quyết định gia nhập thị trường này. Ông đã thành lập công ty nội thất chuyên nhập hàng từ các nhà cung cấp đến từ Đài Loan, Malaysia đến Singapore…

Cho đến thời điểm năm 1996 khi Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng của ông phải mua ống thép về làm giàn giáo, ông Long đã nhạy bén thấy được lĩnh vực kinh doanh mới tiềm năng. Bởi ông nhận thấy việc nhập thép từ Đài Loan về chi phí đắt, số lượng hạn chế, mua hàng khó khăn. Điều này đã thôi thúc ông quyết định đầu tư sản xuất thép dựa trên công nghệ của Đài Loan. Công ty thép Hòa Phát chính thức được ra đời. Đến năm 2007, tập đoàn Hòa Phát trở thành công ty thép hàng đầu Việt Nam.

Sự nghiệp doanh nhân Trần Đình Long gắn chặt với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát.
Sự nghiệp doanh nhân Trần Đình Long gắn chặt với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát.

Sự “bứt phá” ngoạn mục đưa Hòa Phát trở thành “đế chế” thép số một Việt Nam

Năm 2007, khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng với mục tiêu sẽ trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. Đúng như mục tiêu đã định ra, Hòa Phát ngày càng khẳng định được sự lớn mạnh của mình dưới “bàn tay” lãnh đạo của Trần Đình Long.

Kết thúc quý II năm 2016, Hòa Phát đã tăng trưởng 2 con số với tổng doanh thu đạt được lên đến 15.400 tỷ đồng. Mức lợi nhuận sau thuế đạt 3.050 tỷ, tăng 60% so với cùng kỳ gần hoàn thành mức kế hoạch đặt ra về lợi nhuận. Để đạt được mức tăng trưởng lớn đến vậy, đều nhờ sản lượng bán hàng tăng, chính sách nhập nguyên liệu theo năm…

Thời điểm Tập đoàn Hòa Phát có sự tăng trưởng đột biến ấy, ông Trần Đình Long nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hòa Phát. Điều này cho thấy được rằng khả năng quản lý, lãnh đạo, xây dựng chiến lược kinh doanh của ông Long rất hiệu quả. Sự tăng trưởng này đều đến từ việc ông Long nhạy bén với thị trường, biết đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng.

Đầu năm 2016, ông Long tiếp tục đầu tư thêm vào lĩnh vực Nông nghiệp với việc cho ra đời Công ty Phát triển Nông Nghiệp Hòa Phát. Số vốn điều lệ của công ty này được công bố là 2.500 tỷ đồng. Lĩnh vực chính của công ty là chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, vào tháng 8 năm 2016, công ty đã nhập khẩu thêm 500 con heo từ Đan Mạch về và cho xây dựng khu chăn nuôi có sức chứa hơn 3.000 con bò.

Đến năm 2017, Việt Nam bước lên ngôi “vương” về tiêu thụ thép tại khu vực các nước Đông Nam Á. Với vai trò là một trong những doanh nghiệp sản xuất thép, ông Long chia sẻ: “Vài năm nay, mọi người nhìn thép rất xấu, nhưng thép vẫn được coi là bánh mì của công nghiệp và tại những nước công nghiệp hóa mới như chúng ta, nhu cầu thép vẫn còn tăng”.

Tính riêng quý 2 năm 2017, doanh thu của Tập đoàn Hòa Phát đạt được lên đến 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 1.530 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê được của VSA, tính đến cuối tháng 6 năm 2017, thép Hòa Phát đang dẫn đầu về t thị phần chiếm 27,5% thị phần thị trường thép xây dựng. Nhờ sự tăng trưởng mang tính “bứt phá” ấy, giá cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh, giúp nâng tổng giá trị tài sản của ông Long lên trên 1 tỷ USD.

Đến năm 2018, sau hơn 10 năm hoạt động, doanh thu của HPG đã tăng gấp 10 lần. Doanh thu ban đầu năm 2007 HPG đạt 5.734 tỉ đồng, đến năm 2017 con số đó đã nâng lên mức 47.000 tỉ đồng. Không ngừng lại ở đó, đến cuối năm 2019 sản lượng sản xuất và bán hàng của thép xây dựng Hòa Phát đạt con số kỉ lục. Sản lượng thép cung cấp cho thị trường lên đến 300.000 tấn, cung cấp 2,5 triệu tấn thép chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước.

Năm 2020 đến nay, Tập Đoàn Hòa Phát phát triển là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất của Việt Nam.

Khối tài sản và thành tựu của ông Trần Đình Long

Tập đoàn Tòa Phát ngày càng phát triển, đi cùng với đó, số tài sản ông Trần Đình hiện có là con số cực kỳ khủng.

Đại gia sở hữu máy bay

Trần Đình Long được biết đến là 1 trong 2 đại gia tại Việt Nam chơi “vượt tầm” khi vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng (cùng với ông Đoàn Nguyên Đức hay Bầu Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai).

Năm 2010, ông mua một chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi với giá gần 5 triệu USD (tương đương gần 96 tỉ đồng).

Năm 2011, ông mua một chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi mang mã VN-D668. Chiếc trực thăng này có thể bay chặng dài Hà Nội – Đà Nẵng mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu. Chiếc trực thăng này thuộc sở hữu của riêng ông, hiện nay đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê.

Cổ phiếu

Tính đến ngày 30/11/2020, ông Trần Đình Long có 864,000,000 cổ phiếu HPG, tương đương 19,32% vốn điều lệ Hoà Phát với giá trị 44,409 tỉ đồng. Sau khi ông mua thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu từ Phó Chủ tịch HĐQT Doãn Gia Cường.

Bên cạnh đó, vợ và con trai của tỷ phú này còn nắm giữ hơn 243 triệu cổ phiếu Hòa Phát. Tính cả cổ phần của một số thành viên khác, gia đình ông Trần Đình Long sở hữu tổng cộng gần tỷ cổ phiếu HPG, tương ứng gần 35% cổ phần Hòa Phát.

Giá trị tài sản của ông Trần Đình Long tăng mạnh chủ yếu do cổ phiếu Hòa Phát liên tục thiết lập mức giá kỷ lục sau 14 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.

Người được mệnh danh là “vua ngành thép” hiện đang đảm nhận ghế Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Được đánh giá là một doanh nhân khá kín tiếng và rất ít khi xuất hiện trên các tờ báo chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp thành công, nhưng ông Trần Đình Long lại là một trong những tấm gương khởi nghiệp thành công nhất ở Việt Nam.

Hòa Phát do ông Long đứng đầu hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và có lợi nhuận khủng nhất ngành thép. Tập đoàn này tham gia sản xuất thép xây dựng và ống thép. Bên cạnh đó, Hòa Phát còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại…

Cho đến ngày hôm nay, tại Hòa Phát vẫn lưu truyền câu chuyện ông Long dấn bước vào ngành thép từ câu nhận xét phũ phàng “biết gì về thép mà làm” của một trùm buôn thép những năm cuối 90 của thế kỷ trước. Khi ấy, ông Long chỉ là tay mơ. Lấy khó khăn làm cơ hội để trở nên khác biệt, ông Trần Đình Long không ngại những thử thách, ông dám nghĩ, dám làm, vững chãi từng bước đưa Hòa Phát và ngành thép Việt tiến lên phía trước.“Nhiều người đi thị trường ngách, nhưng Hòa Phát là xe tăng, xe lu cứ đường thẳng mà đi” – ông nói. Câu nói ấy như một minh chứng cho cái “chất thép” của vị doanh nhân đầy bản lĩnh, vị tỷ phú USD và là “ông vua” của ngành thép Việt.

Tỷ phú Trần Đình Long sở hữu khối tài sản khổng lồ.

Quan điểm kinh doanh của chủ tịch Hòa Phát

Có thấy được rằng, sự phát triển của HPG thành công như ngày hôm nay nhờ công rất lớn của “đầu tàu” Trần Đình Long. Bên cạnh danh hiệu “vua” thép, người ta còn biết đến Trần Đình Long với những phát ngôn đầy đanh thép mang cái tầm của người lãnh đạo tài ba.

Trong một cuộc họp cổ đông thường niên “vua” thép nước Việt đã từng lên tiếng rằng: “Chúng tôi luôn thận trọng trên cơ sở tính toán kỹ càng. Không nói thì thôi, nói ra rồi thì phải đạt được”. Đây được đánh giá là phát ngôn thể hiện tính trách nhiệm rất cao đối với công việc, cũng như sự tự tin về những chiến lược kinh doanh mà ông mà các cộng sự đang thực hiện.

Bên cạnh việc nhạy bén với thị trường, nhà lãnh đạo cấp cao của Hòa Phát còn được biết đến là người có những chiến lược kinh doanh thận trọng, có tầm nhìn xa. Để có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình kinh doanh ông Long luôn tính toán rất kỹ lưỡng. Những người đã từng hợp tác với vị tỷ phú này đều nhận xét về ông như sau: “Nếu như người ta chơi cờ được 3-5 nước đã là khủng khiếp thì ông Long được ví như là người chơi cờ tính trước đến 20 nước”.

Bởi sự thận trọng trong kinh doanh đó đã giúp ông xây dựng được những chiến lược phát triển lâu dài. Ông cũng luôn rất tự tin với những chiến lược kinh doanh của mình. Sự tự tin ấy được thể hiện qua câu nói rất nổi tiếng của vị doanh nhân này: “Nếu thị trường có sập, Hòa Phát sẽ là người chết cuối cùng”.

Có thể nhận thấy rằng, việc phát triển của Hòa Phát trong những năm gần đây gặp không ít biến động, nhưng mức doanh thu của Tập đoàn này vẫn gây bất ngờ với tổng giá trị lên tới 100.000 tỷ đồng trong năm 2020. Điều này cho thấy tư duy làm kinh doanh của ông Long theo kiểu “ăn chắc mặc bền”.

Xuất thân từ một vùng quê nghèo, xây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng nên vị chủ tịch này cũng có những quan điểm về cuộc sống cũng như công việc đều rất đáng nể phục. Ông đã từng tâm sự rằng: “Chúng tôi không tính kế hoạch trong điều kiện thị trường thuận lợi, mà tính đến trường hợp thị trường xấu nhất, mình vẫn sống được.”

Trong suốt gần 20 năm góp mặt trong ngành thép, Hòa Phát rất xứng đáng đứng số 1 về việc sản xuất thép và ống thép xây dựng tại Việt Nam. Để có được những thành tích ấy, không thể thiếu “bóng dáng” nhà lãnh đạo tài ba Trần Đình Long với tài lãnh đạo xuất sắc, sự kiên định, dứt khoát trong chiến lược kinh doanh.