CẢNH BÁO: Viên Bổ phổi DK3 quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo

Ngày 14/11, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát đi cảnh báo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Bổ phổi DK3 quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Cụ thể: Trong thời gian vừa qua trên trang mạng xã hội facebook qua đường link:

https://www.facebook.com/thang.huynhngoc.144

https://www.facebook.com/nhanthaopharmacy

https://www.facebook.com/profile.php?id=100073265943822

https://www.facebook.com/profile.php?id=100075613669416 quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Bổ phổi DK3 vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

CẢNH BÁO: Viên Bổ phổi DK3 quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
Quảng cáo trên đường link Cục An toàn thực phẩm cảnh báo (https://www.facebook.com/profile.php?id=100073265943822). Ảnh chụp màn hình
CẢNH BÁO: Viên Bổ phổi DK3 quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Bổ phổi DK3 quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Ảnh chụp màn hình

Qua tìm hiểu trên các đường link quảng cáo Viên Bổ phổi DK3 Cục An toàn thực phẩm nêu trên, ghi nhận nội dung quảng cáo “nổ” về sản phẩm này như: “Dân Khang lập tức cho ra mắt sản phẩm mới - Viên uống bổ phổi DK3 cùng bạn đánh bật covid khôi phục sức khỏe”. “Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như: ho khan, ho có đàm, viêm phế quản cấp và mãn tính”....

Ngoài ra sản phẩm Viên Bổ phổi DK3 còn đang được rao bán trên sàn thương mại điện tử Tiki với mức giá 120.000 VNĐ.

CẢNH BÁO: Viên Bổ phổi DK3 quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
Quảng cáo trên sàn thương mại Tiki tương tự nội dung Bộ y tế cảnh báo. Ảnh chụp màn hình

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm cho biết, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Bổ phổi DK3 do Công ty Cổ phần Dân Khang (Địa chỉ: Số 242/16 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Bổ phổi DK3 tại các trang mạng xã hội tại các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Việc quảng cáo tại cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng cũng chịu sự quản lý nghiêm ngặt của pháp luật. Cụ thể, đối với việc dán poster quảng cáo tại cơ sở: Cơ sở kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin phép thẩm định các nội dung trên poster quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định.

Việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2013/TT-BYT; Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.

Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT - quy định về quản lý mỹ phẩm, cùng với hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm, những từ dùng cho quảng cáo như: Săn chắc cơ thể; Trị mụn, điều trị, chữa khỏi, làm lành mụn; Giảm/ kiểm soát sự sưng tấy phù nề; Loại bỏ/ giảm mỡ/ giảm béo; Diệt nấm; Diệt virus; Kích thích… không được chấp nhận dùng trong quảng cáo mỹ phẩm.

Theo quy định, hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đặc biệt, người có hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân và còn có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Quy định tại điểm 1.6 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).