ASEAN mới đây đề xuất Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) chấp nhận phương án cho các nước Đông Nam Á được đăng cai World Cup 2034. Theo đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia thành viên đang xem xét về kế hoạch để hiện thực hóa mục tiêu này.
ASEAN đề xuất Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) chấp nhận phương án cho các nước Đông Nam Á được đăng cai World Cup 2034. (Ảnh minh hoạ)
Cụ thể, Thái Lan là nước đầu tiên của Đông Nam Á đề xuất phương án, đề nghị Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đưa World Cup 2034 về Đông Nam Á.
Sau đó Tiểu ban thư ký Hội đồng thể thao ASEAN có đề xuất sâu hơn về việc, nếu FIFA đồng ý, World Cup 2034 sẽ tổ chức chính ở các quốc gia gồm Thái Lan, Campuchia, Malaysia và 1 quốc gia khác nữa. Các nước khác như Lào, Timor Leste sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Hội đồng cũng đề xuất, trong trường hợp World Cup 2034 tổ chức tại Đông Nam Á với 4 quốc gia đồng đăng cai thì FIFA nên giải quyết cho Đông Nam Á được 4 suất dự Word Cup 2034.
Tiếp theo đó, ASEAN đề xuất Việt Nam tham gia vận động đăng cai World Cup 2034. Đến lúc này, Việt Nam chưa nêu ra ý kiến cụ thể về vấn đề này.
Trong cuộc họp ngày 12/4 của Hội đồng thể thao và bóng đá ASEAN, Tổng cục Thể dục Thể Thao (TDTT) và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam về đề xuất của ASEAN muốn Đông Nam Á được đăng cai World Cup 2034, nhiều ý kiến đánh giá đề xuất còn “khá mơ hồ”.
Theo Báo Thanh niên, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Đặng Hà Việt đã chủ trì buổi làm việc với VFF về đề án đăng cai FIFA World Cup 2034 cho biết: “Ý tưởng này xuất phát từ Tiểu ban thư ký ASEAN, trong đó Thái Lan đóng vai trò chính. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng ở dạng đề xuất, chứ chưa hề có bất kỳ một kế hoạch cụ thể nào”.
“Việt Nam chưa đưa ra ý kiến vì chưa rõ ASEAN lên kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính, sự phối hợp giữa các bên sẽ ra sao. Mọi thứ chưa cụ thể, còn rất chung chung”, ông Việt nói.
Một chuyên gia cho biết: “Đề xuất này còn khá mơ hồ mà khó có tính khả thi vì theo vòng quay của các nước tổ chức, thời điểm năm 2034, World Cup không diễn ra tại châu Á. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc, Úc đang vận động để được đăng cai World Cup 2034. New Zealand cũng vậy. Việt Nam khó có thể đứng ra làm nước đồng đăng cai bởi cơ sở vật chất không đủ đáp ứng”.
Bên cạnh đó, việc xin FIFA cho Đông Nam Á 4 suất dự World Cup 2034, cũng rất khó được FIFA chấp nhận.
Còn nói về Việt Nam, khi phân tích về yếu tố chuyên môn, các đại biểu tham dự cuộc họp đều cho rằng, thời điểm hiện tại và trong những năm tới Việt Nam khó có thể thực hiện mục tiêu này.
Nguyên nhân chính được đề cập tới là theo những quy định về thương quyền, nhân quyền cũng như năng lực tài chính và nhiều yếu tố khác theo tiêu chuẩn của FIFA khi đăng cai tổ chức sự kiện thể thao mang tầm thế giới thì Việt Nam chưa đáp ứng được.
Chúng tôi cần ASEAN cung cấp thêm thông tin cũng như yêu cầu để có sơ sở báo cáo Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch, từ đó bộ trình Chính phủ. Nhưng nhiều khả năng, Việt Nam sẽ không tham gia vận động đăng cai vì thực tế, nước ta chưa đủ cơ sở vật chất và những tiềm lực khác để cùng đăng cai sự kiện này. Khả năng FIFA đồng ý cho ASEAN đăng cai cũng rất thấp.
- Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Đặng Hà Việt
Theo một đại diện từ VFF, “đăng cai World Cup đòi hỏi cả một chuỗi hệ thống đồng bộ từ sân bãi, khách sạn, giao thông, tài chính… Việt Nam phải có đủ ngân sách để làm được điều này và hệ thống cơ sở vật chất kèm các điều kiện khác phải đáp ứng được yêu cầu rất cao từ FIFA”.
Nhìn từ những bài học trước đây, Qatar đã dành hơn 10 năm chuẩn bị cho World Cup 2022. Năm 2002, Hàn Quốc và Nhật Bản là đồng chủ nhà World Cup. Trong tương lai, Mỹ, Mexico và Canada sẽ cùng làm chủ nhà của World Cup 2026. Đây đều là những nước lớn có nền kinh tế phát triển mạnh nhưng vẫn phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho “sự kiện lớn nhất của bóng đá thế giới” này.
Kể từ năm 2002, FIFA được tổ chức tại châu Á thì đến nay World Cup vẫn chưa quay trở lại châu Á lần thứ 2. Hiện những đối thủ cạnh tranh cùng ý tưởng của ASEAN đồng đăng cai World Cup 2034 gồm có: Trung Quốc, Ai Cập, Zimbabwe, Nigeria và nhóm hai nước Úc và New Zealand.
Trả lời báo chí, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Đặng Hà Việt khẳng định: “Đây là sự kiện thể thao lớn mang tính vĩ mô, nếu sự kiện này diễn ra tại Việt Nam thì đây là một bước ngoặt lớn cho ngành thể thao nước nhà. Để triển khai được đề án này cần tới rất nhiều tài liệu cần thiết như: thư chấp thuận chính thức của chính quyền các thành phố nơi diễn ra các trận đấu, sân vận động và địa điểm tập, cũng như một số vấn đề pháp lý, bán vé và nơi ăn nghỉ đều phải đạt chuẩn theo FIFA quy định.
Do đó, dựa trên những điều kiện thực tiễn và trong những năm tới khi nền kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều thử thách nên việc tham gia xây dựng đề án để cùng đăng cai FIFA World Cup 2034 tại Đông Nam Á cần nhận được sự chấp thuận, tính toán rất kỹ lưỡng về tính khả thi của đề án từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý, chuyên môn trong lĩnh vực TDTT”.
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hàng loạt phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ, cá nhân có nhiều vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ "Siro ăn ngon Hải Bé" của Công ty TNHH Hải Bé trong khi các cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.
Lĩnh vực khách sạn đang chứng kiến một xu hướng khách du lịch hoàn toàn mới đang dần hình thành – những người có thể chẳng bao giờ ghé thăm trang web, không nhấp vào quảng cáo, thậm chí cũng không cần nói chuyện với nhân viên lễ tân.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Đợt thiên tai từ ngày 10–14/6 do ảnh hưởng của bão số 1 (WUTIP) có tính chất đặc biệt, bất thường và cực đoan, hiếm gặp trong lịch sử khí tượng thủy văn khu vực miền Trung.
Trải qua 10 năm xây dựng doanh nghiệp, doanh nhân Đỗ Ngọc Tú – Chủ tịch Ngọc Tú Group định hướng con đường phát triển xuyên suốt là thượng tôn pháp luật, chất lượng sản phẩm bền vững và đạo đức kinh doanh là cốt lõi. Trong kỷ nguyên đất nước vươn mình, doanh nhân Ngọc Tú hưởng ứng phong trào “toàn dân thi đua làm giàu để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù nhiều tên tuổi lớn trong ngành AI khẳng định siêu trí tuệ AI sắp ra đời, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng những khiếm khuyết căn bản trong các mô hình lý luận hiện tại vẫn hạn chế công nghệ AI còn lâu mới vượt qua trí thông minh con người.
Theo luật sư, sức khoẻ của bị có Trịnh Văn Quyết rất yếu, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hơn so với lần trước. Do đó, có đơn xét xử vắng mặt, đồng thời giữ nguyên lời khai tại phiên toà trước đó.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức... không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
Sáng 16/6, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó tăng trách nhiệm với người quảng cáo, đặc biệt là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang khuấy đảo ngành quảng cáo và khiến giới đầu tư phải "bối rối". Thị trường quảng cáo đang chịu sức ép từ sự xuất hiện của các công cụ AI tạo sinh, cho phép sản xuất nội dung với tốc độ chưa từng có.
Theo số liệu công bố ngày 16/6, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát đi tín hiệu trái chiều: giá nhà mới giảm tháng thứ hai liên tiếp, kéo dài đà suy yếu suốt hai năm qua, trong khi doanh số bán lẻ bất ngờ khởi sắc nhờ loạt chương trình kích cầu tiêu dùng và lễ hội mua sắm lớn.
Tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 14/6 với hơn 94% đại biểu tán thành, mức thuế suất chung với các doanh nghiệp là 20%. Theo Luật này, công ty con, đơn vị liên kết của doanh nghiệp không được hưởng thuế suất ưu đãi 15-17%, để tránh lợi dụng chính sách.
Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Boston Consulting Group Việt Nam (BCG), nền kinh tế trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?