Ảnh hưởng của thuế

Tax Incidence

Ảnh hưởng của thuế (Tax Incidence) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Economics Help.

Ảnh hưởng của thuế

Khái niệm

Ảnh hưởng của thuế trong tiếng Anh là Tax incidence.

Ảnh hưởng của thuế là một thuật ngữ kinh tế để giải thích sự phân chia gánh nặng thuế giữa các bên liên quan, chẳng hạn như người mua và người bán hoặc người sản xuất và người tiêu dùng. 

Ảnh hưởng của thuế cũng có thể liên quan đến độ co giãn của cung và cầu. Khi cung co giãn hơn cầu, gánh nặng thuế rơi vào người mua. Nếu cầu co giãn hơn cung, nhà sản xuất sẽ phải chịu chi phí thuế.

Đặc điểm ảnh hưởng của thuế

Ảnh hưởng của thuế mô tả phân phối nghĩa vụ thuế phải trả bởi người mua và người bán. Mức độ mà mỗi bên tham gia trong việc thay đổi nghĩa vụ dựa trên độ co giãn giá liên quan của sản phẩm hoặc dịch vụ được đề cập cũng như cách sản phẩm hoặc dịch vụ hiện bị ảnh hưởng bởi qui luật cung cầu.

Ảnh hưởng của thuế cho thấy người tiêu dùng hay nhà sản xuất sẽ phải trả một loại thuế mới. Ví dụ, cầu về thuốc y tế tương đối không có sự co giãn. Dù cho có thay đổi về chi phí, thị trường của nó sẽ vẫn tương đối ổn định.

Một ví dụ khác là cầu về thuốc lá chủ yếu không co giãn. Khi chính phủ đánh thuế thuốc lá, các nhà sản xuất tăng giá bán bằng toàn bộ số thuế, chuyển gánh nặng thuế cho người tiêu dùng. Thông qua phân tích, người ta thấy rằng nhu cầu về thuốc lá không bị ảnh hưởng bởi giá cả. Tất nhiên, lí thuyết này cũng có những hạn chế. Nếu một gói thuốc lá đột nhiên tăng từ 5 USD lên 1.000 USD, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ giảm.

Nếu việc đánh thuế mới đối với hàng hóa co giãn như đồ trang sức xảy ra, phần lớn gánh nặng có thể sẽ chuyển sang nhà sản xuất vì việc tăng giá có thể có tác động đáng kể đến nhu cầu đối với hàng hóa liên quan. Hàng hóa co giãn là hàng hóa có hàng hóa thay thế hoặc là hàng hoá không cần thiết.

Sự tương quan về giá và ảnh hưởng của thuế

Độ co giãn của giá đại diện cho cách thay đổi hoạt động của người mua để đáp ứng với các biến động về giá của hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong tình huống người mua có khả năng tiếp tục mua hàng hóa hoặc dịch vụ bất kể thay đổi giá, nhu cầu được cho là không co giãn. Khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ ảnh hưởng mạnh đến mức cầu, thì nhu cầu được coi là co giãn cao.

Ví dụ về hàng hóa hoặc dịch vụ không co giãn có thể bao gồm xăng và thuốc y tế. Mức tiêu thụ trên toàn nền kinh tế vẫn ổn định với sự thay đổi giá cả. Sản phẩm co giãn là những sản phẩm có nhu cầu bị ảnh hưởng đáng kể bởi giá cả. Nhóm sản phẩm này bao gồm hàng hóa xa xỉ, nhà ở và quần áo.

(Theo Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: