Việt Nam vừa ghi nhận hơn 12,7 triệu lượt khách quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2024 - một con số ấn tượng sau đại dịch Covid-19.
Theo Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Việt Nam đã đón gần 1,3 triệu lượt khách quốc tế trong tháng Chín vừa qua.
Lũy kế trong 9 tháng năm nay, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, về quy mô thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng qua với 3,3 triệu lượt (chiếm 26,5%). Thứ hai là Trung Quốc, đạt 2,7 triệu lượt (chiếm 21,3%). Riêng hai thị trường này đóng góp 47,8% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam.
Tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) với 954.000 lượt, Hoa Kỳ (579.000 lượt), Nhật Bản (529.000 lượt), Malaysia (357.000 lượt). Trong tốp 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Australia, Ấn Độ, Campuchia và Thái Lan.
Trong 9 tháng qua, các quốc gia lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 141,4% so với cùng kỳ năm ngoái, Hàn Quốc (tăng 30,3%), Nhật Bản (tăng 27,6%), Đài Loan (Trung Quốc) tăng 65,8%.
Lượng khách đến từ một số quốc gia có mức tăng trưởng tốt như Indonesia tăng 91,9%, Philippines tăng 59,5%, Ấn Độ tăng 27%, tiếp đến là Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore. Riêng lượng khách Thái Lan giảm 14,3%.
Ngoài ra, các thị trường ở châu Âu đều tăng trưởng sôi động, trong đó có các thị trường Vương quốc Anh (tăng 19,9%), Pháp (tăng 28,1%), Đức (tăng 23,3%). Bên cạnh đó là Italy (tăng 55,1%), Tây Ban Nha (tăng24,8%), Nga (tăng 80,5%), Đan Mạch (tăng22,1%), Na Uy (tăng15,7%), Thụy Điển (tăng 22,8%). Đây đều là những thị trường được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày, áp dụng từ ngày 15/8/2023.
Khách nhập cảnh bằng đường bộ đạt gần 1,8 triệu lượt người (chiếm 13,8%). Khách di chuyển bằng đường biển đạt gần 165.700 lượt người, chiếm 1,3% và tăng trưởng đến 158,7%.
Do các địa phương ngay từ đầu năm đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, thu hút khách trong nước và quốc tế, doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm nay ước đạt 45.600 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đánh giá nhìn chung, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng tích cực 9 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường phục hồi hoàn toàn, thậm chí một số thị trường còn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Thời gian qua, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã triển khai thành công hàng loạt chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài như Australia, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc… Đặc biệt, cuối tháng Chín vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện thành công chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ, từ ngày 23-25/9, với chủ đề “Việt Nam-Điểm đến mới của điện ảnh thế giới.”
Chương trình đã giới thiệu, quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood đến Việt Nam quay các bộ phim có sức hút lớn, có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông quốc tế, thúc đẩy quảng bá và thu hút khách du lịch đến Việt Nam.
Ngành du lịch sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và tổ chức các sự kiện quan trọng trong những tháng cuối năm 2024. Một số sự kiện đáng chú ý bao gồm Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam, Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên và Hội chợ Du lịch WTM London 2024.
Việt Nam cũng sẽ tham gia Hội chợ CITM 2024 tại Trung Quốc, đồng thời tổ chức Hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam-Đài Loan lần thứ 11 và Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của UN Tourism tại Quảng Nam.
Bên cạnh đó, ngành du lịch Việt Nam đang tiến hành phổ biến và hướng dẫn công tác điều tra tài nguyên du lịch năm 2024, đồng thời sơ kết và đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như tình hình thực hiện Luật Du lịch 2017. Các hoạt động này nhằm tiếp tục củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam trong những năm tới.
Cùng với động lực từ chính sách thị thực thông thoáng, kỳ vọng trong những tháng còn lại năm nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng đột phá, ngành du lịch sẽ hoàn thành mục tiêu năm 2024, Việt Nam đón từ 17-18 triệu lượt khách quốc tế
Sau 2 buổi tổng hợp luyện, 1 buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễn ra tại TP HCM, sáng ngày (27/4), lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành diễn ra tại đường Lê Duẩn. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30/4 tới.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Chủ nhân của số thực phẩm này được xác định là một phụ nữ SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?