VN-Index giảm 0,67 điểm, xuống 1.269,93 điểm trong phiên đầu tuần và nối dài chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Các nhà đầu tư dường như thận trọng trước diễn biến mốc 1.300 điểm.
Phiên giao dịch ngày 7/10
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/10, VN-Index giảm 0,67 điểm (-0,05%) xuống 1.269,93 điểm; HNX-Index giảm 0,21 điểm (-0,09%) xuống 232,47 điểm; UPCoM-Index ngược chiều tăng 0,1 điểm (+0,11%) lên 92,47 điểm.
Nhóm VN30 chỉ có 11 mã tăng so với 16 mã giảm, với 3 mã duy nhất tăng trên 1% là SSI (1,1%), TPB (1,45%) và STB (2,11%). Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu trụ giảm điểm đáng chú ý như SSB (-2,29%), VNM (-2,04%), HDB (-1,65%), POW (-1,54%), MSN (-1,06%), MSN (-1,06%)…
Trong bối cảnh thị trường giao dịch ảm đạm và thiếu điểm nhấn, cổ phiếu chứng khoán tiếp tục nổi lên làm trụ đỡ của thị trường. Hàng loạt cổ phiếu lớn ngành chứng khoán giao dịch tích cực phiên 7/10, trong đó có thể kể đến như ORS (3,8%), VCI (3,8%), CSI (2,4%), FTS (2,3%), VND (2%), HCM (2,1%), CTS (1,8%)… Ở chiều ngược lại, SHS (-0,6%), TCI (-0,6%) là hai trong số ích những mã chứng khoán giảm điểm ngày hôm nay.
Đáng chú ý, bộ 3 cổ phiếu nhà Vin gồm VRE, VHM, VIC đều kết phiên trong sắc đỏ. Các mã khác trong nhóm bất động sản cũng giảm điểm như NVL, DIG, HQC, KHG, LDG, DLG, SCR. Dù vậy sắc xanh cũng xuất hiện khá nhiều trong nhóm, đơn cử PDR, TCH, KDH, NTL, HDG, BCR, HDG, TIG, HDC, NLG.
Sắc đỏ cũng chiếm thế trong nhóm bán lẻ, đơn cử các ã MWG, DGW, FRT, PET, TTH, AAT, PSD, PIT, SFC, SID. Một số mã khác trong ngành ngược chiều tăng điểm có thể kể đến như AST, COM, HTM, CMV.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chốt phiên nghiêng về sắc xanh. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB tăng 1,07%, LPB tăng 0,79%, MSB tăng 2,77%, OCB giảm 1,95%, NAB giảm 0,91%.
Nhóm cổ phiếu thép chỉ có SMC lao dốc giảm 5,79% xuống 7.000 đồng/cổ phiếu, còn lại biến động nhẹ. Cụ thể, DTL giảm 0,81%, HMC giảm 0,44%, HPG tăng 0,76%, HSG và TLH dừng ở tham chiếu, NKG tăng 0,23%.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng áp lực xả trong buổi chiều, tổng giá trị bán trên HoSE đạt 810,2 tỷ đồng, cao gấp đôi buổi sáng. Giá trị bán ròng cũng tăng lên 214,6 tỷ, đưa tổng mức bán ròng cả phiên lên -337,7 tỷ đồng. Đây là phiên thứ hai liên tiếp khối này rút ròng khá mạnh. Những mã bị bán ròng tiêu biểu là VPB -93,7 tỷ, HDB -87,8 tỷ, VCG -41,4 tỷ, OCB -32,3 tỷ, GEX -31,1 tỷ, FPT -24,5 tỷ, PLX -21,2 tỷ. Bên mua ròng có STB +63,6 tỷ, TCB +40,1 tỷ, MWG +33,5 tỷ, EIB +22,1 tỷ, FRT +21,7 tỷ.
Từ đầu năm 2024 đến nay, VN-Index đã có khoảng 5 lần nỗ lực vượt ngưỡng 1.300 điểm nhưng đều không thành công. Cứ mỗi khi VN-Index tiệm cận vùng cản này, lực bán lại gia tăng mạnh, đẩy chỉ số giảm sâu trở lại.
Trong nhịp tăng chạm mốc 1.300 điểm vừa qua, dễ nhận thấy rằng động lực chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và chứng khoán và chưa tạo được sự lan tỏa ra các nhóm cổ phiếu khác. Do đó, khi 2 nhóm cổ phiếu trên chấm dứt nhịp tăng, thậm chí điều chỉnh giảm, lập tức tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng trở lại.
Tại thị trường Châu Á, chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 697,12 điểm, tương đương 1,80%, lên mức 39.332,74 điểm, nhờ dự báo lợi nhuận của các ngân hàng và các công ty tài chính được cải thiện khi lãi suất dài hạn cao hơn và các nhà xuất khẩu được hưởng lợi nhờ đồng yên suy yếu.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Seoul của Hàn Quốc cũng tăng hơn 1,5% vào phiên giao dịch 7/10 nhờ dữ liệu việc làm của Mỹ, dù nhóm cổ phiếu chip và pin chỉ chứng kiến mức tăng khiêm tốn. Kết thúc phiên này, chỉ số KOSPI tăng 1,58%, tương đương 40,67 điểm, lên 2.610,38 điểm. Tại Trung Quốc, trong khi thị trường Thượng Hải đóng cửa nghỉ lễ, sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong vẫn giao dịch và khép phiên trong "sắc xanh". Chỉ số Hang Seng đóng cửa tăng 1,6%, lên 23.099,78 điểm. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Sydney của Australia, Singapore, Đài Bắc của Đài Loan (Trung Quốc), Jakarta của Indonesia, Bangkok của Thái Lan và Manila của Philippines cũng đều ghi nhận mức tăng.
Đồng USD tăng mạnh sau báo cáo việc làm tháng Chín của Mỹ, vừa được Bộ Lao động nước này công bố vào cuối tuần trước.
Báo cáo cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo thêm 254.000 việc làm trong tháng 9/2024, cao hơn đáng kể so với con số 159.000 việc làm của tháng 8/2024 và là mức tăng mạnh nhất trong vòng 6 tháng. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này cũng giảm từ 4,2% xuống 4,1%. Dữ liệu này khiến các nhà đầu tư giảm kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,50 điểm phần trăm tại cuộc họp sắp tới.
Dữ liệu lạm phát của Mỹ, dự kiến được công bố vào cuối tuần này, bao gồm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá sản xuất (PPI) sẽ được các nhà giao dịch theo dõi chặt chẽ, với hy vọng sẽ có thêm thông tin về quyết sách của Fed.
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68, với quy định từ ngày 2/11 tới, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được đặt lệnh mà không cần đủ 100% tiền. Đây là bước tiến quan trọng để gỡ “nút thắt” cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình nâng hạng. Theo Khối phân tích của Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI Research), thông tư mới sẽ là cơ sở để FTSE Russell đánh giá tích cực trong kỳ xếp hạng tháng 9 này và quyết định nâng hạng Việt Nam trong kỳ đánh giá tháng 9/2025.
VN-Index ngày 19/12 lùi về gần 1.250 điểm, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng. Theo các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chứng khoán không nên hoảng loạn, cần quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới, có thể cân nhắc gia tăng tỉ trọng với các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt để đầu tư dài hạn.
Các chuyên gia cũng cho rằng thị trường vàng thời gian tới sẽ, không còn tăng nóng như năm 2024. Diễn biến của vàng thời gian tới sẽ phụ thuộc vào sự tương tác của 4 yếu tố chính, gồm: tăng trưởng kinh tế, rủi ro, chi phí cơ hội và xu hướng khi đó. Đà tăng của kim loại quý được dự báo sẽ chậm lại trong năm 2025.
VN-Index sau nhiều nỗ lực vẫn không thể tìm lại hào quang. Theo đó, nhà đầu tư nên có phương án quản trị danh mục và phòng ngừa rủi ro phù hợp, tập trung các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực.
"Năm 2025 thị trường chứng khoán Việt Nam có bước ngoặt rất quan trọng về câu chuyện nâng hạng, qua đó hút được dòng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài và kích hoạt dòng tiền nội. TTCK có thể nhiễu động vào nửa đầu năm, song nửa cuối năm sẽ có bước thăng hoa trong nửa cuối năm", chuyên gia VPBankS cho biết.
Bà Lê Thị Hà Thành, vợ cố Chủ tịch DIG Nguyễn Thiện Tuấn và là mẹ của ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán: DIG) vừa nhận thừa kế thêm 4,75 triệu cổ phiếu DIG.
Đã có 88 công ty đã rời khỏi thị trường chính hoặc chuyển niêm yết sang sàn giao dịch khác, trong khi chỉ có 18 công ty mới thay thế. Đây là một làn sóng lớn về cuộc "di cư" của các công ty trên sàn giao dịch chứng khoán London (LSE) trong 15 năm qua.
Mới đây, HĐQT Simco Sông Đà (SDA) quyết định dời đợt thanh toán cổ tức năm 2011 và 2013 bằng tiền mặt sang đến tháng 12/2027, thay vì tháng 12/2024 như thông báo trước đó.
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã có văn bản chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán BSR).
Hàng loạt cổ phiếu trụ chìm trong "biển lửa" khi VN-Index kết thúc ngày cuối tuần gần về mốc 1.260 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tuần giao dịch tới duy trì danh mục cổ phiếu.
Với diễn biến rung lắc và chưa có tín hiệu cải thiện hiện tại, chứng khoán VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân ở vùng giá chiết khấu đối với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục, với mục tiêu trung bình giá vốn
Theo Bloomberg, giá trị tài sản ròng của ông Elon Musk đã đạt 400 tỷ USD, khiến ông trở thành người đầu tiên trên thế giới vượt qua cột mốc này. Nhưng vị trí người giàu nhất thế giới vẫn chỉ là một cái tên Elon Musk.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình trước ngày 20/12/2024 phương án chuyển giao bắt buộc 02 ngân hàng kiểm soát đặt biệt còn lại là GPBank và Dong A Bank.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?