Trái phiếu có lãi suất thay đổi/trái phiếu lãi suất thả nối

Floating rate bond/Variable rate bond

GettyImages-498794800-5c337fde46e0fb0001d3f92d

Hình minh hoạ (Nguồn: thebalance)

Trái phiếu có lãi suất thay đổi

Khái niệm

Trái phiếu có lãi suất thay đổi hay trái phiếu lãi suất thả nối trong tiếng Anh được gọi là floating rate bond hay variable rate bond. 

Trái phiếu có lãi suất thay đổi là loại trái phiếu có lãi suất được điều chỉnh theo từng chu kì

Việc thay đổi lãi suất do doanh nghiệp phát hành qui định và chu kì điều chỉnh lãi suất được ghi rõ trên trái phiếu. 

Chu kì điều chỉnh có thể là 6 tháng, 1 năm, 1 năm rưỡi,... và sẽ được công bố rõ khi phát hành trái phiếu, trong khi đó, lãi suất sẽ được điều chỉnh tùy vào các chỉ số trên thị trường tại thời điểm điều chỉnh. 

Khi thị trường có biến động, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lãi suất trái phiếu căn cứ theo những điều kiện trên thị trường tại thời điểm đó. 

Thông thường, doanh nghiệp phát hành sẽ cam kết điều chỉnh tăng lãi suất trái phiếu khi lãi suất huy động vốn trên thị trường tăng, ít nhất phải điều chỉnh tăng cao hơn lãi suất của trái phiếu chính phủ.

Ưu điểm và hạn chế

- Ưu điểm

Trong điều kiện tỉ lệ lạm phát cao và lãi suất thị trường không ổn định, các nhà đầu tư mong muốn được hưởng một mức lãi suất phù hợp với tình hình thị trường. 

Loại trái phiếu này mang lại một mức lãi suất ổn định, ít nhất cũng bằng với mức lãi suất ban đầu khi mua trái phiếu và có thể tăng dần theo lãi suất thị trường. 

So với các loại chứng khoán khác như cổ phiếu, trái phiếu thông thường, nhiều nhà đầu tư cho rằng việc đầu tư vào trái phiếu có lãi suất thay đổi sẽ giúp ngăn ngừa rủi ro về thu nhập thực tế giảm đi trong điều kiện thị trường biến động.

- Hạn chế

+ Tuy nhiên, trái phiếu có lãi suất thay đổi vẫn có thể mang lại rủi ro cho nhà đầu tư khi chu kì điều chỉnh lãi suất tương đối dài và thời điểm lãi suất trên thị trường biến động càng xa với thời điểm điều chỉnh lãi suất. 

Nếu lãi suất trên thị trường tăng nhưng chưa đến kì hạn điều chỉnh lãi suất, các nhà đầu tư sẽ phải chịu mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thị trường cho đến khi doanh nghiệp thực hiện việc điều chỉnh.

+ Ngoài ra, đối với doanh nghiệp phát hành, việc quản lý trái phiếu này sẽ phức tạp hơn trái phiếu thông thường do các lần điều chỉnh lãi suất. 

Công tác lập kế hoạch tài chính cũng gặp khó khăn do doanh nghiệp khó có thể dự báo chính xác về chi phí lãi vay trong tương lai.

(Tài liệu tham khảo: Tài chính Doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: