Tối thiểu hóa chi phí
Cost minimization
Hình minh họa
Tối thiểu hóa chi phí (Cost minimization)
Khái niệm
Tối thiểu hóa chi phí trong tiếng Anh là Cost minimization.
Tối thiểu hóa chi phí là quá trình chọn một kết hợp đầu vào đem lại tổng chi phí thấp nhất tại mức sản lượng nào đó.
Nội dung về tối thiểu hóa chi phí
Chúng ta có thể sử dụng đường đẳng phí và đường đẳng lượng như trong hình để minh họa cho sự lựa chọn của doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí, khi nó đối mặt với giá đầu vào cố định và sử dụng hai đầu vào nhân tố là tư bản (K) và lao động (L).
Sự lựa chọn tối thiểu hóa chi phí cho mức sản lượng Y2 được biểu thị bằng kết hợp đầu vào A, Trong đó đường đẳng lượng Y2 tiếp tuyến với đường đẳng phí thấp nhất I. Các kết hợp đầu vào khác trên đường I2 không được chọn vì chúng đem lại mức sản lượng thấp hơn (ví dụ đường Y1).
Tương tự như vậy, doanh nghiệp không chọn các kết hợp đầu vào nằm ngoài I vì chúng đòi hỏi mức chi tiêu lớn hơn. Vì vậy, các đường đẳng phí nằm phía trong I biểu thị mức chi tiêu không đủ để mua các đầu vào phục vụ cho việc sản xuất ra mức sản lượng Y2.
Điều kiện tiếp tuyến để tối thiểu hóa đưa đến kết quả là kết hợp đầu vào tối thiểu hóa tổng chi phí để sản xuất ra mức sản lượng nhất định buộc phải thỏa mãn điều kiện: Tỉ lệ sản phẩm hiện vật cận biên của hai đầu vào bất kì và tỉ lệ giá cả của chúng bằng nhau.
Mặc dù quá trình tối đa hóa lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu hóa chi phí, nhưng tối thiểu hóa chi phí không nhất thiết phải là tối đa hóa lợi nhuận. Chẳng hạn, doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu bán hàng chọn các kết hợp đầu vào tối thiểu hóa tổng chi phí sao cho tạo ra được mức doanh thu tối đa từ mức chi tiêu nhất định để mua các đầu vào.
Các giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí
+ Thắt chặt việc quản lí doanh nghiệp
+ Đưa ra các nhận định đúng đắn về tình hình kinh tế thị trường, để từ đó có những giải pháp, đường lối phát triển phù hợp.
+ Đánh giá đúng tiềm lực của bản thân doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?