Thứ hai 23/06/2025 09:05
Tin mới
  • 7 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ được miễn thuế CBPG

  • Bất động sản Trường Thành bị xử phạt 240 triệu đồng

  • Vì sao Công ty Ăn Cùng Bà Tuyết giải thể?

  • Mở rộng Quảng trường Ba Đình kết nối đồng bộ với khu trung tâm chính trị

  • VIB sắp phát hành gần 8 triệu cổ phiếu ESOP

  • Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ 1/7/2025

  • Những con số 'chấn động' trong vụ sữa giả Hiup: Giá gốc 87.000 đồng, bán ra thị trường hơn 546.000 đồng

  • Từ ngày 1/7 nộp thuế khi bán bán hàng trên sàn thương mại điện tử như thế nào?

  • Ủy ban Châu Âu sẽ rút Dự thảo Chống 'tẩy xanh' - Xu hướng ESG bị ảnh hưởng ra sao?

  • Cuộc đua hút trung tâm dữ liệu: Các bang Mỹ hy sinh hàng trăm triệu USD tiền thuế để đổi lấy đầu tư công nghệ

  • Các ông lớn giao dịch toàn cầu 'đổ bộ' Ấn Độ

  • SoftBank lên kế hoạch xây dựng siêu tổ hợp AI 1.000 tỷ USD

  • Fed nhận định chính sách thuế quan của Trump đề xuất có thể tạo ra cú sốc kinh tế mới

  • Giá dầu lao dốc, chứng khoán toàn cầu phục hồi sau quyết định của ông Trump với Trung Đông

  • Viettel lập kỷ lục về lợi nhuận, hé lộ mức thu nhập nhân viên bình quân hơn 33 triệu đồng/tháng

  • Tập trung hoàn thàn các công trình trọng điểm quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho các dự án tồn đọng

  • Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

  • Thu hồi toàn quốc dầu gội Nakids làm sạch chấy

  • Tập đoàn THACO sắp xây dựng khu công nghiệp gần 790 ha tại Bình Dương

  • GDP 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 7,3%, thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

'Tốc độ tăng giá bất động sản của Việt Nam quá khủng khiếp', tăng 400 lần so với năm 1990

10:09 |  16/04/2024

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho hay, từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam đã tăng 30 lần và thế giới cũng tăng đúng 30 lần. Trong khi đó, cùng khoảng thời gian này, giá bất động sản tại Mỹ theo khảo sát của chuyên gia tăng 100 lần, còn tại Việt Nam tăng khoảng 100 – 400 lần.

Mới đây, tại hội nghị “Công bố Báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam quý I/2024 và Dự báo thị trường quý II/2024” và tọa đàm “Thị trường bất động sản Việt Nam - Sẵn sàng tái nhập cuộc?”, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết:

nguồn cung phân khúc nhà ở quý I/2024 đạt 20.541 sản phẩm, trong đó có 4.300 sản phẩm mới hoàn toàn, còn lại là hàng tồn của các giai đoạn mở bán trước đó.

Trong quý I/2024, thị trường có 1.250 sản phẩm căn hộ bình dân được đưa ra, tăng hơn 70% so với quý IV/2023. 100% nguồn cung này đến từ các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại các tỉnh thành.

Tuy nhiên, nguồn cung căn hộ cao cấp đang bắt kịp và có xu hướng "vượt" căn hộ trung cấp. Nguồn cung thấp tầng, đất nền chiếm 60,63%, nguồn cung cao cấp chiếm 16,37%, nguồn cung trung cấp chiếm 14,77%, bà Phạm Thị Miền - Phó trưởng Ban nghiên cứu thị trường và tư vấn, xúc tiến đầu tư Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết.

Tính từ thời điểm quý I/2023 đến quý I/2024, ghi nhận lượng giao dịch phân khúc nhà ở là tốt nhất, trong đó 6.200 giao dịch thành công trong quý I/2024, tăng 8% so với quý IV/2023 và gấp đôi cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ hấp thụ tiếp tục được cải thiện, đạt gần 31%, tăng 5% so với quý IV/2023 và 19% so với cùng kỳ năm trước.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường đang ghi nhận hiện tượng tăng giá căn hộ chung cư, đất nền, thổ cư cục bộ ở một số khu vực.

“Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn thì việc giá bất động sản tăng đột biến là bất thường, dấu hiệu của bong bóng cục bộ”, ông Đính nhận định.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho hay, từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam đã tăng 30 lần và thế giới cũng tăng đúng 30 lần. Trong khi đó, cùng khoảng thời gian này, giá bất động sản tại Mỹ theo khảo sát của chuyên gia tăng 100 lần, còn tại Việt Nam tăng khoảng 100 – 400 lần.

“Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản có tốc độ tăng trưởng nóng nhất, và ngày càng nóng. Một miếng đất 10 m2 từ năm 1990 đến giờ vẫn chỉ là 10 m2 thôi nhưng giá trị đã khác nhau. Tôi nhớ tôi mua một căn nhà liền kề rộng 100 m2 vào năm 1990 với giá 56 triệu đồng/m2 (tương đương khoảng 5,6 tỷ đồng), nhưng bây giờ căn nhà đó được trả với giá 20 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá bất động sản quá khủng khiếp”, ông Nghĩa nói.

Chuyên gia lấy ví dụ thêm, hai dự án mới ở gần Khu đô thị Ciputra Hà Nội đã có giá bán lên tới 280 triệu đồng/m2, Khu Ngoại giao đoàn cũng lên tới 100 – 120 triệu đồng/m2…

Trong khi đó, theo khảo sát của vị này, có hàng nghìn dự án bất động sản đang đắp chiếu, khoảng 60% trong số này là chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính, còn lại là khó khăn về thủ tục pháp lý.

Do đó, theo chuyên gia, tài chính cho thị trường bất động sản là một vấn đề rất quan trọng. Những năm gần đây, thị trường có một nguồn vốn mới là trái phiếu doanh nghiệp, nhiều tập đoàn lớn đã huy động vốn qua kênh này nhưng do nhiều nguyên nhân mà hiện nay họ đang gặp khó khăn về thanh khoản. Từ đầu năm đến nay, nhóm bất động sản phát hành được vài nghìn tỷ, theo ông Nghĩa, điều này cũng không giải quyết được vấn đề gì.

“Liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, chúng ta nên quên nó đi. Bởi đây là gói tín dụng do 4 ngân hàng quốc doanh đề xuất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân, họ không có trách nhiệm phải cung cấp vốn cho thị trường. Thay vào đó, các doanh nghiệp phải tự thu xếp nguồn vốn, nếu có ưu đãi thì nên là Chính phủ đứng ra làm. Tôi cho rằng phải thiết kế một gói mới bên cạnh gói này và Chính phủ cần phải có một chiến lược tài chính nhà ở thực sự”, vị này nhận định.

Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, ở thời điểm hiện tại không thể tin tưởng rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể vực dậy thị trường bất động sản bởi khối lượng phát hành từ đầu năm đến nay chỉ khoảng vài nghìn tỷ. Theo tính toán của chuyên gia, thị trường địa ốc mỗi năm cần ít nhất 70.000 – 90.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu. Như vậy, vẫn phải trông cậy vào tín dụng ngân hàng, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ thì một mình tín dụng không “gánh” nổi, nhất là vấn đề liên quan đến lãi suất.

Ngoài ra là các vấn đề liên quan đến pháp lý dự án, dù Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt và gặp gỡ các doanh nghiệp để trao đổi nhưng theo chuyên gia, cách này chưa thực sự hiệu quả. Thay vào đó, cách xử lý tốt nhất là nhằm vào các dự án đang có vướng mắc về thủ tục và tài chính mà có thể gỡ được nhanh. Tức là cần đến thực tế dự án để cùng chính quyền địa phương gỡ vướng.

“Tôi cho rằng Chính phủ đứng ra phát hành trái phiếu là tốt nhất. Khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp không chỉ có ở Việt Nam, ở một số nước Chính phủ còn thành lập quỹ cứu trợ trái phiếu, tức là doanh nghiệp phát hành trái phiếu mà không có khả năng thanh toán. Nghĩa là Chính phủ sẽ mua lại, khi doanh nghiệp phục hồi, Chính phủ bán trái phiếu ra và có lời. Tại Việt Nam, hiện năng lực phát hành trái phiếu của Chính phủ rất tốt, các nhà đầu tư quốc tế mua rất nhiều. Do đó, đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ để có nguồn vốn hỗ trợ nhà ở xã hội là một phương án rất hay và nên làm”, chuyên gia nêu quan điểm.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/toc-do-tang-gia-bat-dong-san-cua-viet-nam-qua-khung-khiep-tang-400-lan-so-voi-nam-1990-d15013.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.