Thuế phẳng

Flat Tax

Flat-Tax

Hình minh họa. Nguồn: The American Weekly

Thuế phẳng (Flat Tax)

Định nghĩa

Thuế phẳng trong tiếng Anh là Flat Tax. Một hệ thống thuế phẳng áp dụng cùng một tỉ lệ thuế cho tất cả người nộp thuế bất kể mức thu nhập.

Bản chất và đặc trưng của thuế phẳng

- Thông thường, thuế phẳng áp dụng mức thuế suất như nhau cho tất cả người nộp thuế, không được khấu trừ hoặc miễn trừ, nhưng một số chính trị gia như Ted Cruz và Rand Paul đã đề xuất các hệ thống thuế phẳng tuân thủ các khoản khấu trừ nhất định.

- Hầu hết các hệ thống hoặc đề xuất thuế phẳng không đánh thuế thu nhập từ cổ tức, lợi nhuận phân phối, lãi về vốn và các khoản đầu tư khác.

Quan điểm đối lập về thuế phẳng

- Những người ủng hộ một hệ thống thuế phẳng cho rằng thuế phẳng mang lại cho người nộp thuế động lực để kiếm thêm tiền vì họ không bị phạt với mức thuế cao hơn. Ngoài ra, hệ thống thuế phẳng giúp việc kê khai thuế dễ dàng hơn.

- Mặt khác, những người không ủng hộ cho rằng hệ thống thuế phẳng đặt ra một gánh nặng không công bằng cho những người có mức lương thấp để đổi lấy việc giảm thuế suất cho những người giàu có. Các nhà phê bình thuế phẳng tin rằng hệ thống thuế lũy tiến là công bằng hơn hệ thống thuế phẳng.

Ví dụ về thuế phẳng

- Nga là quốc gia lớn nhất trên thế giới sử dụng thuế phẳng. Nga áp thuế 13% cho thu nhập. Quốc gia này đã xem xét chuyển sang thuế lũy tiến để tăng doanh thu thuế.

- Các quốc gia khác sử dụng hệ thống thuế phẳng bao gồm  Estonia, Latvia vàLithuania. Các quốc gia này đã trải qua sự tăng trưởng về kinh tế kể từ khi áp dụng các chính sách thuế suất phẳng.

- Ở Hoa Kỳ, thuế tiền lương là một loại thuế phẳng. Tính đến năm 2018, IRS đánh thuế 12,4% tiền lương. Nhân viên phải trả 6,2%, trong khi người sử dụng lao động của họ cũng phải trả 6,2% tiền thuế. Người lao động tự do tự mình nộp toàn bộ số thuế.

Thuế này được coi là thuế phẳng vì nó áp dụng tỉ lệ phần trăm giống nhau cho tất cả những người làm công ăn lương.

(Tài liệu tham khảo: Flat Tax, Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: