Tin mới
  • Chứng khoán Rồng Việt phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu '3 không' để cơ cấu nợ

  • FPTS: Doanh thu môi giới cũng giảm 36,7%, một Phó Tổng Giám đốc xin từ nhiệm

  • Giá vàng miếng SJC ngày 22/7 chạm mốc 122 triệu đồng/lượng

  • Một nhà băng vừa công bố tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng

  • Giá bạch kim neo ở vùng giá cao nhất trong 11 năm qua

  • Tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng

  • Chứng khoán Mỹ khởi sắc phiên đầu tuần nhờ kết quả báo cáo tài chính quý II/2025

  • SPX Express của Shopee bị phạt 200 triệu về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

  • Những ai được thuê nhà ở, nhà ở xã hội do Quỹ nhà ở quốc gia đầu tư xây dựng?

  • Chủ đầu tư Vinhomes Global Gate, dự án đất vàng 148 Giảng Võ ghi nhận doanh thu quý II/2025, gấp 20 lần cùng kỳ

  • OCB vừa huy động thêm 1.300 tỷ đồng từ trái phiếu

  • Vải thiều Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện tại hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất Hoa Kỳ

  • Việt Nam đứng thứ 6/10 trên bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới

  • VN-Index rơi tự do trước mốc 1.500 điểm

  • Đề xuất tính thuế 20% trên lãi từng lần chuyển nhượng bất động sản

  • Xuất khẩu cá tra nửa đầu năm: Tăng trưởng giữa thách thức thuế quan từ Mỹ

  • Xi măng Vicem Hà Tiên lãi kỷ lục quý II/2025

  • BCG Energy ghi nhận khoản lỗ sau thuế 766 tỷ đồng năm 2024, chuẩn bị tổ chức ĐHĐCĐ

  • Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn đồng loạt tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị

  • Chứng khoán BIDV (BSC) lãi trước thuế hơn 227 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng

10:00 |  22/07/2025

Giá dầu Brent tiếp tục giảm nhẹ khoảng 0,1%, rơi xuống mốc 69,21 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI cũng ghi nhận mức giảm khoảng 0,21%, dừng ở mốc 67,2 USD/thùng.

Theo ghi nhận từ MXV, tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng trong phiên giao dịch ngày hôm qua (21/7), khi mà các nhà đầu tư đang có những đánh giá về các biện pháp trừng phạt đối với nguồn dầu thô từ Nga.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent tiếp tục giảm nhẹ khoảng 0,1%, rơi xuống mốc 69,21 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI cũng ghi nhận mức giảm khoảng 0,21%, dừng ở mốc 67,2 USD/thùng.

Ngày 18/7 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) chính thức thông qua gói biện pháp trừng phạt lần thứ 18 đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Gói trừng phạt mới tập trung siết chặt kiểm soát đối với lĩnh vực năng lượng - vốn là nguồn thu lớn của Nga. Đáng chú ý, EU đã áp đặt mức giá trần mới thấp hơn đối với dầu thô xuất khẩu từ Nga, đồng thời tiếp tục cắt giảm mạnh nguồn nhập khẩu các sản phẩm năng lượng có nguồn gốc từ Nga. Ngoài ra, EU cũng mở rộng danh sách trừng phạt, bổ sung các tổ chức và cá nhân bị đánh giá là có liên quan đến hoạt động giao dịch, nhập khẩu hoặc vận chuyển xăng dầu Nga. Trong số đó, nhà máy lọc dầu Nayara tại Ấn Độ lần đầu tiên được đưa vào danh sách do các giao dịch liên quan đến xăng dầu Nga.

Các biện pháp trên nhằm gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu các mặt hàng năng lượng của Nga cũng như nguồn tài chính mà nước này thu về từ đó. Tuy nhiên, cũng như đối với biện pháp trừng phạt thông qua thuế quan thứ cấp mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo từ trước đó, nhiều ý kiến trên thị trường đang nghi ngờ tính hiệu quả của các biện pháp này.

Bên cạnh đó, áp lực lên giá dầu tiếp tục gia tăng khi nhiều quốc gia thuộc OPEC+, đặc biệt là Saudi Arabia - nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới - đồng loạt ghi nhận đà tăng mạnh về nguồn cung. Theo báo cáo mới nhất của Sáng kiến Dữ liệu Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (JODI), xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia trong tháng 5 đã tăng lên 6,19 triệu thùng/ngày, đạt mức cao nhất trong vòng ba tháng trở lại đây. Đồng thời, sản lượng khai thác và lượng dầu cung ứng cho các nhà máy lọc dầu trong nước cũng bật tăng so với tháng trước.

Ở khu vực Trung Á, Kazakhstan thông báo sản lượng dầu cung ứng qua đường ống Atyrau - Samara trong sáu tháng đầu năm 2025 đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuyến ống này đóng vai trò trung chuyển dầu từ Kazakhstan tới các cảng xuất khẩu của Nga, đồng thời nối với đường ống Druzhba - huyết mạch đưa dầu thô sang châu Âu.

Trong khi đó, Iraq - quốc gia có sản lượng dầu lớn thứ hai OPEC vừa đạt thỏa thuận quan trọng với khu bán tự trị người Kurd nhằm duy trì ổn định nguồn cung dầu từ khu vực này, mặc cho những gián đoạn gần đây gây ra bởi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Hiện tại, thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công bố đã góp phần tạm thời kìm hãm đà giảm của giá dầu trên thị trường quốc tế. Cụ thể, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đạt khoảng 1,4 triệu tấn, tương đương 295.700 thùng/ngày. Dù con số này giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã tăng 7% so với tháng 5, phản ánh tín hiệu hồi phục nhất định từ nhu cầu mua vào của quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.

Trong một diễn biến khác, giá khí tự nhiên trên sàn NYMEX giảm tới 6,73%, xuống chỉ còn 3,33 USD/MMBtu, mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Diễn biến này chủ yếu đến từ tình hình nhu cầu suy yếu khi các nhà máy điện Mỹ được dự báo sẽ giảm sử dụng khí tự nhiên do thời tiết dịu mát hơn tại miền Tây và sự xuất hiện của một cơn bão lớn tại khu vực Trung Tây cũng như Đông Bắc nước Mỹ.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/tam-ly-than-trong-bao-phu-thi-truong-nang-luong-d29673.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.