Tài sản rủi ro mục tiêu

Target Risk Asset

Tài sản rủi ro mục tiêu (Target Risk Asset) là gì? Tài sản rủi ro mục tiêu trong Thương mại - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Levohealth.com

Tài sản rủi ro mục tiêu

Khái niệm

Tài sản rủi ro mục tiêu trong tiếng Anh là Target Risk Asset.

Tài sản rủi ro mục tiêu là các lớp tài sản được loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm trên hợp đồng bảo hiểm hoặc hợp đồng tái bảo hiểm do rủi ro cá biệt của chúng. 

Một hợp đồng bảo hiểm hoặc hợp đồng tái bảo hiểm riêng biệt có thể bảo hiểm một loại tài sản rủi ro mục tiêu.       

Đặc điểm Tài sản rủi ro mục tiêu

Khi một công ty bảo hiểm cấp một hợp đồng bảo hiểm, họ đồng ý sẽ bảo hiểm cho chủ hợp đồng khỏi những tổn thất do các rủi ro cá biệt. Công ty bảo hiểm nhận các trách nhiệm pháp lí này đổi lại một khoản phí bảo hiểm từ chủ sở hữu hợp đồng. 

Các công ty đảm bảo mức phí bảo hiểm này dựa trên các tổn thất quá khứ cũng như ước tính tần suất có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các tổn thất đó trong tương lai. 

Công ty bảo hiểm có thể qui định một số tài sản có rủi ro cao hơn nhiều so với những tài sản khác và loại trừ những mục đó khỏi phạm vi được bảo hiểm. 

Những tài sản này là những tài sản rủi ro mục tiêu do công ty bảo hiểm xác định chúng là các tài sản loại trừ.   

Tài sản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm là các loại tài sản bị cấm cấp bảo hiểm hoặc bảo hiểm tái bảo hiểm riêng.

Các loại tài sản rơi vào nhóm tài sản rủi ro mục tiêu thường rất đắt đỏ để thay thế hoặc là có nhiều khả năng xảy ra các yêu cầu bồi thường lớn. 

Ví dụ hợp đồng bảo hiểm nhà ở có thể loại trừ các tác phẩm nghệ thuật trang trí trong nhà vì giá trị của các tác phẩm nghệ thuật có thể vượt xa giá của các tài sản khác trong ngôi nhà.   

Tài sản rủi ro mục tiêu trong Thương mại 

Trong các hợp đồng bảo hiểm thương mại chẳng hạn như bảo hiểm trách nhiệm hay bảo hiểm tài sản, các công ty bảo hiểm thường được yêu cầu bảo hiểm một số lượng lớn các tài sản kinh doanh. 

Ví dụ một doanh nghiệp muốn bảo hiểm cho đội xe của họ, nếu các loại tài sản được bảo hiểm đa dạng, công ty bảo hiểm sẽ xác định xem mỗi tài sản có đang mang cùng một mức độ rủi ro hay không.   

Tài sản rủi ro mục tiêu có thể được bảo hiểm trong một hợp đồng tái bảo hiểm tiềm năng, vì loại hợp đồng này được thiết kế để bảo hiểm một rủi ro duy nhất hoặc một nhóm các rủi ro hẹp. 

Tái bảo hiểm tạm thời khác với hợp đồng tái bảo hiểm ở chỗ loại tái bảo hiểm này có công ty tái bảo hiểm tự động chấp nhận tất cả các rủi ro được nhượng trong một lớp tài sản cụ thể.   

(Theo Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: