Sự thâu tóm thân thiện/ sáp nhập thân thiện/ mua lại kiểu thân thiện
Friendly takeover
Hình minh họa. Nguồn: wallstreetmojo
Sự thâu tóm thân thiện (Friendly takeover)
Định nghĩa
Sự thâu tóm thân thiện trong tiếng Anh là Friendly takeover. Sự thâu tóm thân thiện còn gọi là sáp nhập thân thiện hay mua lại kiểu thân thiện.
Sự thâu tóm thân thiện là việc Ban giám đốc của công ty mục tiêu đồng ý được mua lại bởi một công ty mua lại.
Nói cách khác, sự thâu tóm thân thiện là một tình huống trong đó một công ty mục tiêu sẵn sàng được mua lại bởi một công ty khác.
Hành động thâu tóm thân thiện thường được sự chấp thuận của các cổ đông công ty mục tiêu và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ). Trong trường hợp DOJ không chấp thuận cho tiếp quản thân thiện, thông thường là vì thỏa thuận này vi phạm luật chống độc quyền.
Đặc trưng
- Trong sự thâu tóm thân thiện, công ty thâu tóm (công ty mua lại) đưa ra lời đề nghị công khai về việc mua lại bằng tiền mặt hoặc mua lại cổ phần của công ty mục tiêu.
- Hội đồng quản trị của công ty mục tiêu sẽ công khai phê duyệt các điều khoản mua lại, sau đó phải được các cổ đông trong công ty và cơ quan quản lí bật đèn xanh để tiếp tục đàm phán.
- Trong hầu hết các trường hợp, nếu Hội đồng quản trị của công ty mục tiêu chấp thuận lời đề nghị mua lại từ công ty mua lại, các cổ đông sẽ bỏ phiếu thỏa thuận thông qua.
- Các công ty thâu tóm thân thiện (Friendly firm) hoàn toàn trái ngược với các công ty thâu tóm thù địch (Hostile firm). Trong các thương vụ thâu tóm thù địch, công ty bị mua lại không chấp thuận việc mua lại và thường chiến đấu chống lại việc mua lại.
- Trong hầu hết các giao dịch mua bán thân thiện tiềm năng, giá cổ phiếu là nhân tố chính quyết định liệu một thỏa thuận có được chấp thuận hay không.
Kết luận
- Một sự thâu tóm thân thiện là một tình huống trong đó một công ty mục tiêu sẵn sàng được mua bởi một công ty khác.
- Việc mua lại thực sự phải được sự chấp thuận của các cổ đông của công ty mục tiêu.
- Ở Mỹ, các thỏa thuận về sự thâu tóm thân thiện phải đạt được sự chấp thuận theo qui định của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ).
(Tài liệu tham khảo: Friendly takeover, Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?