Sự kiện tín dụng

Credit Event

Sự kiện tín dụng (Credit Event) là gì? Các loại sự kiện tín dụng - Ảnh 1.

Hình minh họa

Sự kiện tín dụng (Credit Event)

Khái niệm

Sự kiện tín dụng trong tiếng Anh là Credit Event.

Sự kiện tín dụng là sự thay đổi đột ngột và hữu hình (mang tính tiêu cực) trong khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán của người đi vay, điều này kích hoạt sự thanh toán theo hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS)

CDS là sản phẩm đầu tư phái sinh tín dụng có hợp đồng giữa hai bên. Trong một hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, người mua thực hiện thanh toán định kì cho người bán để bảo vệ họ khỏi các sự kiện tín dụng như vỡ nợ. Trong trường hợp này, vỡ nợ là một sự kiện để việc giải quyết hợp đồng CDS diễn ra.

Có thể nói, CDS là một bảo hiểm nhằm bảo vệ người mua bằng cách chuyển rủi ro của sự kiện tín dụng cho bên thứ ba. Các hoán đổi rủi ro tín dụng không được quy định và được bán thông qua các thỏa thuận được môi giới.

Các loại sự kiện tín dụng

Có ba sự kiện tín dụng phổ biến nhất, theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc tế về Hoán đổi và Phái sinh (ISDA), là 1) nộp đơn xin phá sản, 2) vỡ nợ trong thanh toán và 3) tái cơ cấu nợ. Các sự kiện tín dụng ít phổ biến hơn là các nghĩa vụ khi vỡ nợ, nghĩa vụ gia tăng thanh toán nợ và từ chối/hoãn trả nợ.

1. Phá sản là một quy trình pháp lí, đề cập đến việc một cá nhân hoặc tổ chức không có khả năng chi trả các khoản nợ quá hạn của họ. Nói chung, con nợ (hoặc ít phổ biến hơn là chủ nợ) nộp đơn xin phá sản. Một công ty bị phá sản cũng mất khả năng thanh toán.

2. Vỡ nợ là một sự kiện cụ thể và đề cập đến việc một cá nhân hoặc tổ chức không có khả năng thanh toán các khoản nợ của họ một cách kịp thời. Vỡ nợ thanh toán liên tục là tiền đề của sự phá sản. Vỡ nợ thanh toán và phá sản thường bị nhầm lẫn với nhau: Phá sản nói về việc các con nợ sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ; còn vỡ nợ thanh toán là khi các con nợ không thể thực hiện các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

3. Tái cơ cấu nợ đề cập đến một sự thay đổi trong các điều khoản của khoản nợ, điều này làm cho khoản nợ trở nên kém thuận lợi hơn đối với chủ nợ. Các ví dụ phổ biến về cơ cấu lại nợ bao gồm giảm số tiền gốc phải trả, giảm lãi suất coupon, hoãn nghĩa vụ thanh toán, thời gian đáo hạn dài hơn hoặc thay đổi thứ hạng ưu tiên thanh toán.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: