Rủi ro chuyển giao
Delivery Risk
Hình minh họa. Nguồn: Dreamstime.com
Rủi ro chuyển giao
Khái niệm
Rủi ro chuyển giao trong tiếng Anh là Delivery Risk.
Rủi ro chuyển giao là khả năng một đối tác có thể không thực hiện các thỏa thuận của mình trên hợp đồng bằng cách không chuyển giao tài sản cơ sở hoặc giá trị tiền mặt.
Tùy vào các tình huống mà rủi ro chuyển giao có thể được gọi là rủi ro thanh toán, rủi ro vỡ nợ hay rủi ro đối tác.
Rủi ro chuyển giao là rủi ro mà các bên liên quan phải cân nhắc trước khi kí một hợp đồng tài chính. Các giao dịch tài chính khác nhau có mức độ rủi ro chuyển giao khác nhau.
Nếu một bên trong hợp đồng được coi là rủi ro hơn các bên khác, thì phí bảo hiểm có thể được yêu cầu dựa trên thỏa thuận các bên.
Trong thị trường ngoại hối, rủi ro chuyển giao còn được gọi là rủi ro thanh toán (rủi ro Herstatt).
Đặc điểm Rủi ro chuyển giao
Rủi ro chuyển giao thường không quá cao nhưng sẽ gia tăng mạnh trong thời gian căng thẳng tài chính như sau sự sụp đổ của công ty Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008.
Đây là một trong những vụ sụp đổ lớn nhất trong lịch sử tài chính Mỹ và khiến cho rủi ro chuyển giao trở thành trung tâm sự chú ý của cả nước Mỹ lúc bấy giờ.
Hầu hết các nhà quản lí tài sản sử dụng tài sản thế chấp để giảm thiểu tổn thất liên quan đến rủi ro đối tác.
Hầu hết các nhà quản lí quĩ yêu cầu tài sản thế chấp bằng tiền mặt, trái phiếu có chủ quyền và đòi mức kí quĩ cao trên giá trị công cụ phái sinh nếu họ nhận thấy rủi ro quá lớn.
Các biện pháp để giảm thiểu rủi ro chuyển giao bao gồm thanh toán bù trừ và giao dịch trên thị trường OTC trái phiếu và tiền tệ.
Trong các giao dịch tài chính bán lẻ và thương mại, các báo cáo tín dụng được sử dụng để xác định rủi ro tín dụng của đối tượng cho vay khi cấp các khoản vay tự động, cho vay mua nhà và cho vay kinh doanh.
Nếu người đi vay có điểm tín dụng thấp, chủ nợ sẽ tính phí bảo hiểm lãi suất cao hơn do rủi ro vỡ nợ cao hơn, đặc biệt là đối với các khoản nợ không có thế chấp bảo đảm.
Đo lường Rủi ro chuyển giao
Các tổ chức tài chính kiểm tra nhiều số liệu để xác định xem đối tượng cho vay có nguy cơ không thực hiện được các khoản thanh toán hay không. Họ kiểm tra báo cáo tài chính và sử dụng các tỉ lệ khác nhau để xác định khả năng trả nợ của một công ty.
Dòng tiền tự do là nền tảng xác định cho việc công ty có gặp khó khăn trong việc tạo ra tiền mặt để thực hiện nghĩa vụ nợ của họ hay không. Công ty có dòng tiền âm hoặc giảm dần cho thấy rủi ro chuyển giao của họ cao hơn.
Trong thị trường tín dụng, các nhà quản lí rủi ro xem xét giá trị chịu rủi ro tín dụng, giá trị chịu rủi ro dự kiến và giá trị chịu rủi ro tiềm năng trong tương lai để ước tính mức giá trị chịu rủi ro tín dụng tương ứng của một công cụ phái sinh tín dụng.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?