Qui trình tài trợ đa phương
Multilateral funding process
Hình minh họa (Nguồn: unenviroment.org)
Qui trình tài trợ đa phương
Khái niệm
Qui trình tài trợ đa phương trong tiếng Anh là Multilateral funding process.
Qui trình tài trợ đa phương là qui trình tài trợ trong đó các hình thức giao dịch thuê mua có từ ba bên trở lên tham gia.
Trong hình thức tài trợ này có thể có các trường hợp chủ yếu sau: tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp; tài trợ ba bên có sự tham gia của người cho vay; tài trợ có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên).
Qui trình thực hiện
- Đối với trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp: người cho thuê có đủ năng lực tài chính và đã thỏa thuận với nhà cung cấp thiết bị. Qui trình này diễn ra theo các bước sau:
• Bước 1: Người thuê đề nghị gửi kèm hồ sơ đăng kí thuê mua hoặc cả những đề nghị tài trợ đối với thiết bị đã được thỏa thuận đối với nhà cung cấp;
• Bước 2: Người cho thuê tiến hành thẩm định, đàm phán và kí kết hợp đồng thuê mua;
• Bước 3: Người cho thuê xem xét và kí hợp đồng mua thiết bị với nhà cung cấp;
• Bước 4: Nhà cung cấp giao thiết bị cho người cho thuê;
• Bước 5: Người cho thuê trả tiền theo hợp đồng mua thiết bị;
• Bước 6: Nhà cung cấp chuyển quyền sở hữu thiết bị cho người cho thuê;
• Bước 7: Người cho thuê chuyển quyền sử dụng thiết bị cho người thuê.
- Đối với trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của người cho vay: khi người cho thuê muốn mở rộng tài trợ nhưng nguồn tài chính có hạn. Qui trình này diễn ra theo các bước sau:
• Bước 1: Người thuê nộp đề nghị, hồ sơ đăng kí thuê;
• Bước 2: Người cho thuê thẩm định và kí kết hợp đồng thuê mua với người thuê;
• Bước 3: Người cho thuê xin vay tiền và thế chấp bằng quyền sở hữu tài sản;
• Bước 4: Người cho vay và người cho thuê kí thỏa ước vay nợ;
• Bước 5: Người cho vay chuyển tiền;
• Bước 6: Người cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản.
- Đối với tài trợ có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên): người cho thuê giữ vai trò trung gian trong việc huy động vốn và đưa tài sản vào hoạt động. Qui trình tài trợ đối với trường hợp này diễn ra như sau:
• Bước 1: Người thuê nộp đăng kí và hồ sơ thuê tài sản;
• Bước 2: Người cho thuê xét duyệt và kí hợp đồng thuê mua với người thuê;
• Bước 3: Người cho thuê kí hợp đồng mua tài sản, thiết bị của nhà cung cấp;
• Bước 4: Nhà cung cấp chuyển giao quyền sở hữu tài sản, thiết bị và đồng thời giao thiết bị cho người thuê;
• Bước 5: Người cho thuê mang quyền sở hữu tài sản, thiết bị thế chấp để vay tiền;
• Bước 6: Người cho thuê kí thỏa ước vay tiền với người cho vay;
• Bước 7: Người cho vay chuyển tiền;
• Bước 8: Người cho thuê trả tiền cho nhà cung cấp;
• Bước 9: Người cho thuê giao quyền sử dụng thiết bị cho người thuê.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường vốn, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?